Cán cân thanh toán bao gồm các hạng mục sau:
Cán cân thanh toán bao gồm các hạng mục sau:
Nguyên tắc dịch chuyển: nếu lượng ngoại tệ đi vào tăng lên, lượng ngoại tệ đi ra giảm, thì đường BP dịch chuyển sang phải.
Ví dụ 7: Khi xuất khẩu (Xo) tăng, vốn vào tự định (Ko) tăng, nghĩa là tổng ngoại tệ đi vào tăng ở mọi mức lãi suất so với trước, đường (KA + X) dịch chuyển sang phải; để cán cân thanh toán cân bằng đòi hỏi lượng ngoại tệ đi ra (M) cũng phải tăng, và sản lượng cũng phải tăng ở mọi mức lãi suất so với trước. Kết quả đường BP sẽ dịch chuyển sang phải, thể hiện trên hình 9.4:
Ngược lại, lượng ngoại tệ đi vào giảm xuống, lượng ngoại tệ đi ra tăng lên thì đường BP dịch chuyển sang trái.
(Chinhphu.vn) – Cán cân tổng thể của Việt Nam đã có sự chuyển vị thế quan trọng, từ thâm hụt trong 2 năm 2009, 2010 sang vị thế thặng dư trong năm 2011 và tiếp tục giữ vị thế thặng dư trong quý I, quý II/2012…
Hầu như nước nào cũng phấn đấu cho 4 mục tiêu- còn gọi là tứ giác mục tiêu- đó là tăng trưởng nhanh, lạm phát thấp, cán cân thanh toán có số dư và thất nghiệp ít. Có chăng chỉ khác nhau ở thứ tự ưu tiên và liều lượng của từng mục tiêu, trong từng thời gian mà thôi.
Đối với Việt Nam, 4 mục tiêu cũng gần như tương ứng, đó là: ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng hợp lý, bảo đảm an sinh xã hội. Cán cân thanh toán tổng thể còn gọi là cán cân thanh toán quốc tế, là tổng hoà của cán cân vãng lai, cán cân vốn và tài chính, trừ đi lời và sai sót trong tính toán, là quan hệ cân đối cơ bản, tổng hợp nhất của các quan hệ cân đối kinh tế vĩ mô.
Cán cân thanh toán tổng thể có vai trò quan trọng để thay đổi tổng dự trữ ngoại hối, thay đổi nợ quá hạn và gia hạn nợ- thể hiện sức mạnh tài chính của quốc gia.
Ngân hàng Nhà nước vừa công bố chi tiết và có hệ thống số liệu về các cân đối trong cán cân thanh toán quốc tế.
Theo công bố của Ngân hàng Nhà nước, cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam trong quý I và quý II/2012 như sau: Cán cân thanh toán (triệu USD) - Nguồn: Ngân hàng Nhà nướcNhìn tổng quát, cán cân tổng thể của Việt Nam đã có sự chuyển vị thế quan trọng, từ bị thâm hụt trong 2 năm 2009, 2010 sang vị thế thặng dư trong năm 2011 và tiếp tục giữ vị thế thặng dư trong quý I (4282 triệu USD) và quý II (2169 triệu USD), tính chung 6 tháng 2012 đã thặng dư 6451 triệu USD. Đây là sự chuyển dịch vị thế rất quan trọng, làm cho dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã phục hồi dần trở lại, phục hồi sức mạnh tài chính của quốc gia, góp phần ổn định tỷ giá, góp phần giảm sức ép đối với tâm lý kỳ vọng lạm phát.
Có nhiều nguyên nhân góp phần tạo nên sự cải thiện cán cân thanh toán tổng thể. Có nguyên nhân quan trọng do sự chuyển đổi tư duy trong việc xác định mục tiêu chủ yếu. Đó là ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng hợp lý, bảo đảm an sinh xã hội, đồng thời với việc xúc tiến cơ cấu lại kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
Việc kiềm chế lạm phát đã chuyển từ thụ động sang chủ động kiềm chế lạm phát theo mục tiêu: ngay cả khi CPI tăng thấp và giảm 2 tháng liền, Chính phủ không chạy theo mục tiêu tăng trưởng mà vẫn kiên định và nhất quán với mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô...
Có nguyên nhân do tỷ lệ đầu tư/GDP đã giảm nhanh từ 42,7% trong những năm 2006- 2010 xuống còn 34,6% năm 2011 và mục tiêu 2012 còn giảm xuống 33,5%. Tỷ trọng vốn đầu tư khu vực nhà nước trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội đã giảm từ 38,9% năm 2011 xuống còn 37,2% trong 9 tháng 2012.
Có nguyên nhân do bội chi ngân sách/GDP đã giảm từ 6,9% năm 2008 xuống còn 4,9% năm 2011 và 4,8% theo mục tiêu năm 2012. Có nguyên nhân do cán cân vãng lai và cán cân vốn và tài chính đạt thặng dư.
Cán cân vãng lai đạt thặng dư trong quý I, quý II và tính chung 6 tháng đầu năm đã thặng dư 4773 triệu USD. Cán cân vãng lai bao gồm 4 nội dung cụ thể, đó là cán cân thương mại, dịch vụ, thu nhập đầu tư, chuyển tiền.
Cán cân thương mại đã đạt thặng dư 2191 triệu USD trong quý I, 1930 triệu USD trong quý II và tính chung đã thặng dư 4121 triệu USD trong 6 tháng đầu năm 2012, trong khi 6 tháng cùng kỳ năm trước bị thâm hụt 2 tỷ USD.
Đạt được kết quả này, do cùng tính theo giá FOB, xuất khẩu đã cao hơn nhập khẩu. Đây là một trong những kết quả nổi bật trong 6 tháng đầu năm.
Cán cân chuyển tiền đạt thặng dư ở cả khu vực tư nhân và khu vực Chính phủ, trong đó khu vực tư nhân chiếm số lượng lớn nhất. Cụ thể quý I đạt thặng dư 2132 triệu USD; quý II đạt thặng dư 1966 triệu USD, tính chung 6 tháng đầu năm đã thặng dư 4098 triệu USD (trong đó riêng khu vực tư nhân đạt thặng dư 3951 triệu USD).
Cán cân tổng thể của Việt Nam thặng dư 6,4 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2012 - Ảnh minh họa
Cán cân vốn và tài chính đạt thặng dư trong quý I, quý II và tính chung trong 6 tháng đầu năm đã đạt thặng dư 2781 triệu USD. Cán cân vốn và tài chính bao gồm 6 khoản, trong đó có một số khoản 6 tháng đầu năm đã đạt thặng dư (như trả nợ 1831 triệu USD, vay ngắn hạn 1357 triệu USD, đầu tư vào giấy tờ có giá 1171 triệu USD, tiền và tiền gửi 335 triệu USD).
Nhờ cán cân thanh toán tổng thể đạt thặng dư, nên đã làm cho dự trữ ngoại hối quý I tăng 4282 triệu USD, quý II tăng 2169 triệu USD, tính chung 6 tháng tăng 6471 triệu USD.
Với “tiến độ” trong 6 tháng đầu năm, dự đoán khả năng cán cân tổng thể sẽ tiếp tục đạt thặng dư trong 9 tháng và cả năm 2012, do cán cân vãng lai tiếp tục đạt thặng dư, trong đó Việt Nam tiếp tục xuất siêu và lượng kiều hối tiếp tục về Việt Nam.
Tuy đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng về cán cân thanh toán quốc tế hiện cũng còn một số hạn chế, bất cập. Một số khoản còn bị thâm hụt, như cán cân dịch vụ quý I tuy thặng dư nhẹ, nhưng quý II thâm hụt lớn, nên tính chung 6 tháng bị thâm hụt 1243 triệu USD; thu nhập đầu tư quý I bị thâm hụt 1084 triệu USD, quý II bị thâm hụt 1119 triệu USD, tính chung 6 tháng bị thâm hụt 2203 triệu USD; cán cân tài sản khác quý I bị thâm hụt 2059 triệu USD, quý II bị thâm hụt 3853 triệu USD, tính chung 6 tháng bị thâm hụt 3853 triệu USD.
Cán cân thương mại thặng dư chưa vững chắc do có một phần do nhu cầu đầu tư, sản xuất, tiêu dùng bị co lại. Dự trữ ngoại hối tuy tăng cao trong quý I, nhưng đã tăng thấp hơn trong quý II; mặc dầu tính chung trong 6 tháng đã tăng khá, nhưng vẫn còn thấp hơn mức 12 tuần nhập khẩu.
Những yếu tố tác động trong thời gian tới, dự đoán khả năng cán cân tổng thể và dự trữ ngoại hối của Việt Nam trong quý III và quý IV tiếp tục được thặng dư. Tuy nhiên, mức thặng dư có thể thấp hơn so với quý I, quý II.
Tác giả bài viết cho rằng, cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ và quyết liệt để duy trì đà thặng dư đã đạt được như giữ được thặng dư cán cân thương mại trên cơ sở giữ được tốc độ tăng về kim ngạch xuất khẩu (18,9%) như 9 tháng, tiếp tục kiềm chế tốc độ tăng nhập khẩu những mặt hàng cần hạn chế, cần kiểm soát, không khuyến khích nhập khẩu; kiểm tra giám sát chặt chẽ tình trạng tạm nhập, tái xuất...
Giảm thiểu thâm hụt cán cân dịch vụ trên cơ sở vươn lên đảm nhận những phần đang còn bị nhập siêu lớn, như dịch vụ vận tải, dịch vụ bảo hiểm; giảm thiểu thâm hụt cán cân thu nhập đầu tư, thâm hụt cán cân tài sản khác. Thu hút tốt hơn lượng kiều hối, khách quốc tế đến Việt Nam... Giảm thiểu chênh lệch cao hơn của giá vàng trong nước so với giá vàng thế giới để đề phòng và ngăn chặn nguy cơ nhập khẩu vàng chính ngạch (để can thiệp) hoặc nhập lậu (để hưởng lợi về giá). Theo chinhphu.vn