Nhảy Cầu Ở Lạng Sơn

Nhảy Cầu Ở Lạng Sơn

Hướng dẫn cấp giấy phép xuất nhập cảnh cho người nước ngoài thường trú tại Việt Nam không có hộ chiếu

Hướng dẫn cấp giấy phép xuất nhập cảnh cho người nước ngoài thường trú tại Việt Nam không có hộ chiếu

© Cổng Thông tin điện tử Chính phủ

Trụ sở: 16 Lê Hồng Phong - Ba Đình - Hà Nội.

Điện thoại: Văn phòng: 080 43162; Fax: 080.48924

Email: [email protected]

Bản quyền thuộc Cổng Thông tin điện tử Chính phủ

Số 222B, Đường Giáp Bát, Phường Giáp Bát, Quận Hoàng Mai, Hà Nội

Tòa Nhà Vinafood1, 94 Lương Yên. P. Bạch Đằng, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội

Lầu 4, Bách Việt Building, 65 Trần Quốc Hoàn, P. 4, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.

0104478506 - Do: Sở Kế Hoạch & Đầu Tư Hà Nội cấp.

Đến Nam Ninh, chúng tôi được Tổng Lãnh sự quán Việt Nam đón và làm việc. Ở Nam Ninh tổng lãnh sự phụ trách các vấn đề ngoại giao, theo chế độ đặc thù họ được mang theo cả gia đình. Anh Trần Đức Hạnh, lãnh sự cho biết, dù vậy lúc nào cũng nhớ nhà, hướng về tổ quốc, có người Việt Nam sang thấy ấm hẳn lên. Người Trung Quốc cho là có 4 thứ quý nhất đời người, trong đó có câu: “Tha hương ngộ cố tri”. Nghĩa là xa quê mà gặp người quen, đồng hương thì còn gì quý bằng. Gặp người Việt ở Nam Ninh những ngày giá lạnh làm lòng chúng tôi như ấm lại.

Kỳ 1: Những chuyện nhặt trên đường

LSO-Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc có trên 231 km đường biên giới chung với Lạng Sơn. Cái thế núi liền núi, sông liền sông đã tạo ra những nét văn hóa tương đồng. Thế nhưng với nhiều người Lạng Sơn thì Quảng Tây vẫn là vùng đất lạ.

Một đoạn đường cao tốc Nam Ninh – Bằng Tường

Với nghề báo, đây không phải lần đầu tôi đến Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc. Điều lạ ở vùng đất này, cứ mỗi lần đến, một lần đi lại để cho chúng tôi những ấn tượng khó quên. Chuyến xe chở đoàn công tác dự hội nghị Ủy ban công tác liên hợp đến Cửa khẩu Hữu Nghị đúng vào lúc mưa nặng hạt và gió mùa đông bắc tăng cường. Tuy nhiên cả đoàn không ai thấy lạnh, có lẽ ai cũng háo hức, vì chuyến công tác lần này Lạng Sơn là đồng Chủ tịch Ủy ban công tác liên hợp, sẽ tham gia nhiều vấn đề quan trọng.

Đón chúng tôi, phía Quảng Tây chuẩn bị khá chu đáo từ hướng dẫn, phiên dịch, ngoại vụ…Quảng Tây là một khu tự trị có biên giới nên ngoại vụ được cơ cấu đến cấp huyện. Còn ở cấp địa khu, khu thì cơ quan ngoại vụ lớn hơn nhiều. Hầu hết các cán bộ đều thông thạo nghi lễ ngoại giao và khá hiểu về Việt Nam, có người nói tiếng Việt Nam thành thạo như người Việt, điều ấy làm tôi hết sức khâm phục. Quảng Tây trước đây là vùng đất nghèo, với vị trí trấn ải nên được nhà nước rất quan tâm. Sự quan tâm của họ rất rõ ràng. Đầu tư các công trình ở biên giới là vốn Trung ương nên họ làm gì cũng hoành tráng.

Ngay khi lên xe, anh Lương Quán Văn, cơ quan ngoại vụ Sùng Tả đã khoe rằng, ở Trung Quốc tự hào về giao thông. Anh khẳng định đã đi nhiều nước nhưng thấy giao thông ở Quảng Tây có thể bắt nhịp được các nước tiên tiến. Quả vậy, con đường cao tốc Hữu Nghị- Nam Ninh dài hơn 200 km mà cả đoàn đi chỉ mất hơn 2 giờ. Suốt dọc đường, hệ thống biển báo rất hoàn chỉnh. Nước bạn không có giao thông hỗn hợp nên trên đường cao tốc chỉ riêng xe ô tô, tuyệt nhiên không thấy bóng dáng cảnh sát. Toàn bộ các xe được lắp định vị, chạy quá tốc độ có ngay người nhắc, sắp đến chỗ nguy hiểm nhắc nữa và qua mỗi khu vực nguy hiểm được ghi lại bằng ảnh để báo về trung tâm. Xe ô tô ở Trung Quốc rẻ nhưng phí dịch vụ cao ngất ngưởng. Một chiếc xe trung bình ở Nam Ninh giá tương đương 3 trăm triệu đồng (tiền Việt), cộng thuế 5% là mua được, nhưng để chạy mỗi tháng phải đóng tới 2 ngàn tệ. Cách quản lý xe ở Trung Quốc cũng lạ, biển trắng là xe công, biển vàng xe lớn, biển xanh xe nhỏ, xe có chữ O là xe nhà nước. Xe nhiều, đường tốt nên lái xe chỉ lo buồn ngủ. Vì thế, trên đường biển báo chống buồn ngủ nhiều hơn biển báo giao thông.

Qua các làng quê Quảng Tây, nhà nào cũng sơn màu be vàng. Hỏi mới biết, Trung Quốc đang xây dựng nông thôn mới. Họ nêu khẩu hiệu: “Nông thôn quang” nghĩa là ánh sáng nông thôn. Nhà nước bao cấp tiền sơn nhà, mà chỉ được sơn một màu, nhà nào xây sớm sẽ được hỗ trợ tiền công vì thế chỉ trong vòng vài năm, Quảng Tây đã có tầm 10 triệu ngôi nhà xây mới. Quảng Tây được mệnh danh là đất của mía và dứa, mỗi năm sản xuất trên 1 triệu tấn đường. Thế nhưng vẫn không đủ cho cả nước. Mỗi năm Trung Quốc phải nhập trên 3 triệu tấn đường. Người miền nam hay ăn ngọt, vì thế Trung Quốc có câu: “Nan Tien- Bei xien, Tong la, Xi soan”. Nghĩa là người miền nam thì ăn ngọt, miền bắc ăn mặn, phía đông ăn cay, phía tây ăn chua. Ở Quảng Tây mùa thu hoạch mía họ cần một lượng lớn lao động thời vụ, không ít người đổ về đây cả dân phía bắc Trung Quốc và cả nông dân chúng ta sang lao động. Đây là vấn đề đau đầu trong quản lý. Lần này Lạng Sơn đề nghị đưa hợp tác lao động phổ thông biên giới vào bàn nghị sự được nước bạn và các tỉnh hết sức đồng tình.

Quảng Tây có 56 huyện, 14 thành phố, 7 thị xã, tổng diện tích 236.700 km2. Nam Ninh vừa là trung tâm hành chính vừa là thành phố du lịch. Hiện Quảng Tây có 48 triệu dân. Chỉ tính dân trong khu đổ về đã dư sức cho Nam Ninh sống bằng du lịch. Nam Ninh có khoảng 200 tòa nhà cao từ 30 đến 60 tầng, do nhu cầu mở rộng thành phố ra hướng đông, hàng loạt các khu đô thị mới mọc lên, hình thành các khu chợ thương mại, chợ lao động và đủ thứ chợ khác phục vụ cư dân đô thị. Năm 2004 Nam Ninh được xếp là thành phố xanh cấp 4 (Trung Quốc xếp xanh, sạch, đẹp theo 5 cấp, 5 là cao nhất). Nhìn thành phố quả là xanh, họ phủ lên đường phố tất cả những gì có thể là màu xanh, cây cầu bê tông cũng được trồng dây leo phủ kín, vì thế ít thấy những khối bê tông dày đặc. Trên 6 triệu dân Nam Ninh chủ yếu tập trung sản xuất dịch vụ như may mặc, nông nghiệp, công nghiệp và hệ thống siêu thị.

Ở Nam Ninh đâu cũng thấy siêu thị, hàng hóa ngồn ngộn nhưng giá cả thì như trên trời. Mua một chiếc áo tàm tạm cũng 3 triệu đồng. Anh Mã Triết, người của Ngoại vụ Quảng Tây không thể lý giải tại sao hàng hóa Trung Quốc lại đắt hơn hàng Trung Quốc ở Việt Nam. Tuy nhiên người Nam Ninh bắt đầu khá lên, họ mua sắm vô tội vạ, siêu thị nào cũng đông, họ quản lý hàng hóa rất chặt vì thế đây cũng là một lý giải về giá cao. Ở Nam Ninh chỉ thực phẩm có giá ngang ngửa Lạng Sơn còn hàng nhu yếu phẩm đội giá gấp cả chục lần. Với người khá thì không sao nhưng với người lao động thì đấy quả là một khó khăn. Sau những dãy nhà chọc trời, tôi đến khu chợ Bình Tây, một khu phố nghèo tập trung lao động tứ xứ, sau mỗi ca lao động họ ăn những suất cơm 3 tệ (tầm 10 ngàn đồng tiền Việt Nam). Buổi tối họ ngủ vỉa hè.

Một quầy bán báo trên hè đường phố

Anh Chu Vĩ, một nông dân từ Long Châu đến thành phố, anh cho biết, thiếu việc làm nên phải ra phố, phải tiết kiệm tiền gửi về quê. Mỗi ngày anh làm được 50 đến 60 tệ thì chỉ dám chi chục tệ ăn ngủ thôi. Có một điều lạ là Quảng Tây hiện đại thế nhưng hạ tầng viễn thông thì kém, muốn gọi điện thoại liên tỉnh phải đăng ký, gọi quốc tế thì cực kỳ khó khăn. Tôi gửi qua Internet cái tin về cơ quan cũng phải chịu cảnh rớt mạng mấy lần. Ở Quảng Tây rất khó vào các mạng do Mỹ quản lý. Ngược lại hệ thống báo chí Quảng Tây cực kỳ phát triển, huyện nào cũng có cơ quan báo chí, đài truyền hình riêng, trang thiết bị của phóng viên thì hơn hẳn ta. Tờ Quảng Tây nhật báo có tới 2.000 cán bộ. Các ki ốt bán báo ngoài đường là của báo cho thuê với giá 600 tệ/tháng. Nam Ninh có khoảng 200 ki ốt như thế.

Đến Nam Ninh, chúng tôi được Tổng Lãnh sự quán Việt Nam đón và làm việc. Ở Nam Ninh tổng lãnh sự phụ trách các vấn đề ngoại giao, theo chế độ đặc thù họ được mang theo cả gia đình. Anh Trần Đức Hạnh, lãnh sự cho biết, dù vậy lúc nào cũng nhớ nhà, hướng về tổ quốc, có người Việt Nam sang thấy ấm hẳn lên. Người Trung Quốc cho là có 4 thứ quý nhất đời người, trong đó có câu: “Tha hương ngộ cố tri”. Nghĩa là xa quê mà gặp người quen, đồng hương thì còn gì quý bằng. Gặp người Việt ở Nam Ninh những ngày giá lạnh làm lòng chúng tôi như ấm lại.