Giao lưu văn hóa Phật giáo Việt Nam - LB Nga - Ấn Độ
Giao lưu văn hóa Phật giáo Việt Nam - LB Nga - Ấn Độ
Chúng tôi đã yêu cầu Chính quyền tiểu bang Tripura hợp pháp hóa pháp nhân, pháp lý trường Đại học Phật giáo này, sau đó, chúng tôi sẽ đệ trình lên Chính phủ nước Cộng hòa Ấn Độ để có sự chuẩn y chính thức.
Thượng tọa Tiến sĩ Dhammapiya, người Sáng lập và Chủ tịch Quỹ Giáo dục Bahujana Hitaya & Dhamma Dipa Foundation (Bahujana Hitaya Educational Trust & Dhamma Dipa Foundation ) tại Manubankul ở quận Nam Tripura, cách Agartala 130 km vài năm trước.
Ông đã được sự tín nhiệm và được cộng đồng Phật giáo nhất trí bầu chức Tổng Thư ký Hội Liên hiệp Phật giáo Quốc tế - một Cơ quan Phật giáo Quốc tế của các nhà lãnh đạo Phật giáo thế giới vào tháng 12 năm 2017 tại thủ đô New Delhi, Ấn Độ.
Phát biểu trong cuộc thảo luận, TT Dhammapiya chia sẻ rằng, có rất nhiều sinh viên quan tâm đến việc nghiên cứu Văn hóa Phật giáo trong các nghiên cứu Đông Nam Á, nhưng các tổ chức học thuật được thành lập cho đến nay đã không đủ sức thu hút họ.
Tổng Thư ký Hội Liên hiệp Phật giáo Quốc tế, cũng cho biết: “Một trường Đại học Phật giáo như thế có thể hoạt động hoàn hảo nếu được thành lập ở Đông Bắc Ấn Độ kể từ khi khu vực này có chung nối quan hệ văn hóa với các quốc gia Đông Nam Á liền kề.
Ở Ấn Độ, chúng tôi có mối quan hệ văn hóa với các quốc gia Đông Nam Á. Người dân từ các quốc gia này đã yêu cầu chúng tôi có một tổ chức giáo dục Phật giáo tại Ấn Độ với các cơ sở hạ tầng tốt.
Chúng tôi đang xem xét để xây dựng cơ sở giáo dục tại vùng Đông Bắc Ấn Độ, đặc biệt ở tiểu bang Tripura, ở đây chúng tôi gần gũi hơn về mặt văn hóa.
Ước tính sơ bộ có khoảng 100 rupee có thể được chi cho dự án. Toàn bộ chi phí do xã hội hóa bởi cộng đồng Phật giáo đóng góp.
Chúng tôi hy vọng sẽ có các nhà hoạch định hàng đầu từ Malayasia thực hiện kế hoạch cho việc này. Vì vậy, chi tiêu cuối cùng vẫn chưa được ước tính. Chúng tôi sẽ yêu cầu cộng đồng Phật giáo tiếp tục đóng góp công sức và tài vật”.
PSO - Ngày 22/12/2022 (nhằm ngày 29/11 năm Nhâm Dần), tại khu đất xây dựng Học viện Phật giáo Quốc tế Dhamma Dīpa (DDIBU) ở Sabroom, bang Tripura, Ấn Độ, ông Nguyễn Văn Trường - Giám đốc Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường cùng thân quyến đã tham gia đặt đá xây dựng tòa học viện Diệu Liên.
Tham dự buổi lễ có Thượng tọa Tiến sĩ Dhammapiya - Chủ tịch sáng lập DDIBU; Thượng tọa Khemachara - Phó Chủ tịch DDIBU cùng các thành viên, quý thầy cô trường Dhamma Dipa; đại diện các ban ngành chính quyền bang Tripura và đông đảo người dân địa phương.
Dịp này, Thượng tọa Thích Minh Quang - Trưởng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Ninh Bình cũng có mặt chứng minh cho buổi lễ.
Học viện Phật giáo quốc tế Dhamma Dīpa (DDIBU) là cơ sở đầu tiên tại Ấn Độ do Tu sĩ Phật giáo sáng lập và điều hành. Đặc biệt, đại diện các nước có thể tham gia xây dựng và tự quản khu Tăng xá trong Học viện DDIBU.
Với lợi thế, vị trí địa lý gần với các Trung tâm Phật giáo Quốc tế ở Đông Nam Á, Bang Tripura, chủ yếu là Phật tử Uchai, Mog và Chakma, Học viện DDIBU hình thành sẽ là nơi nghiên cứu về Phật giáo, cách tiếp cận của Phật giáo đối với thiên nhiên.
Học viện DDIBU chính là môi trường đào tạo các nhân tài, là nơi trao đổi những ý tưởng và triển khai giáo lý của đức Phật đưa vào ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày. Đồng thời, Học viện DDIBU là một trong những đầu mối kết nối quan trọng giữa khu vực Nam Á và các nước ASEAN.
Bên cạnh đó, điểm khác biệt của Đại học DDIBU đó là sẽ tập trung vào đào tạo thế hệ trẻ, đặc biệt là Thanh thiếu niên, dạy các kỹ năng sống để họ phát huy được khả năng của mình để góp phần chung vào sự phát triển toàn diện của xã hội.
Học viện DDIBU sẽ xây dựng chương trình đào tạo, giáo trình phù hợp cho từng khoá học. Chương trình giảng dạy được thiết kế đưa lên giảng dạy trên trang web. Học viên và giáo viên có thể tương tác với nhau bằng cách sử dụng phương tiện truyền thông xã hội, Facebook, YouTube, Twitter, Instagram…
Ngoài sinh viên đến từ Ấn Độ, Học viện DDIBU có thể thu hút các sinh viên đến từ các nước: Myanmar (Miến Điện), Thái Lan, Sri Lanka, Campuchia, Lào, Việt Nam, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc và Nhật Bản…
Trước đó, vào ngày 29/11/2022, đoàn Tăng Ni sinh Việt Nam đang du học tại Ấn Độ cũng đã tham dự lễ đặt đá khu Tăng xá Hàn Quốc tại DDIBU. Đoàn cũng đã dâng hương tại ngôi Tam Bảo trong trường Trung học Dhamma Dipa, đồng tụng thời kinh cầu nguyện cho thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc và ngôi Học viện Phật giáo quốc tế Dhamma Dipa (DDIBU) sớm được xây dựng hoàn thành.
Tour Ấn Độ Giá Rẻ Hành Hương Về Miền Đất Phật
Ngày 01: TP.HỒ CHÍ MINH - BANGKOK: Xe và HDV Công ty Vietravel đón Quý khách tại 190 Pasteur Q.3 TP.HCM, khởi hành ra phi trường Tân Sơn Nhất làm thủ tục đáp chuyến bay đi Kathmandu (quá cảnh tại Bangkok). Tới Bangkok, Qúy khách nghỉ đêm tại khách sạn ở Bangkok. Ngày 02: BANGKOK - KATHMANDU (Ăn ba bữa) Sau bữa sáng tại khách sạn Bangkok, đoàn ra sân bay đáp chuyến bay đến Kathmandu. Xe và HDV địa phương đón đưa đoàn đi ăn trưa và tham quan Kathmandu - một trong những nơi hành hương lý tưởng nhất. Đoàn tham quan Toà tháp Boudha Nath - tòa tháp lớn nhất thế giới có bốn mắt nhìn về bốn hướng, tượng trưng cho sức khoẻ, thịnh vượng, hạnh phúc và lòng nhân hậu của con người, tham quan đền Pashupatinath – ngơi đền Hindu linh thiêng nhất tại Nepal được xây dựng từ năm 1696. Sau đó đoàn tham quan Swambhunath - Ngôi chùa cổ kính nhất và là đền thờ quan trọng nhất của Ấn Độ Giáo tại Nepal, Quốc vương Nepal thường đến đây để cầu xin thần linh ban phước lành trước khi bắt đầu một cuộc viễn du. Ăn tối, về khách sạn nhận phòng nghỉ ngơi. Ngày 03: KATHMANDU - LUMBINI (Ăn ba bữa) Sau khi ăn sáng tại khách sạn, Đoàn tham quan Quần thể cung điện Durbar, gồm Điện Hanumandhoka, Kumari Char, Đền Taleju - được xây dựng theo phong cách tân cổ điển, từng là nơi ở của các Thủ tướng Nepal. Đoàn ra sân bay đáp chuyến bay đi Lumbini. Tại đây, đoàn tham quan công viên Lumbini (Lâm Tỳ Ni) - nơi đức Phật được sinh ra. Tham quan Trụ đá Vua A-dục được xây dựng vào năm 259 TCN bởi Vua Ashok, đền thờ và hồ lịch sử nơi thánh mẫu Ma-da đã tắm sau khi hạ sinh thái tử, ngồi thiền quán dưới cội bồ-đề bên cạnh hồ. Nghỉ đêm tại khách sạn tiêu chuẩn 3 sao. Ngày 04: LUMBINI - KUSHINAGAR (Ăn ba bữa) Sau bữa điểm tâm, đoàn khởi hành đi Kushinagar (Câu Thi Na). Đoàn làm lễ bái trước tượng đức Phật Niết-bàn tại Chùa Mahaparinirvana (Ðại Niết Bàn), thành kính cầu nguyện tại Tháp Ramabhar - nơi tưởng niệm Trà-tỳ kim thân đức Phật. Nghỉ đêm tại khách sạn tiêu chuẩn 3*. Ngày 05: KUSHINAGAR - VAISHALI - PATNA (Ăn ba bữa) Sau khi ăn sáng, đoàn khởi hành đến Patna. Trên hành trình ghé ngang qua Vaishali_nơi từng là nước cộng hoà đầu tiên trên thế giới và nơi kết tập kinh điển lần thứ hai. Trên đường đi Quý khách sẽ có dịp ngắm nhìn những ngôi làng nhỏ thanh bình được bao quanh bởi vườn chuối, vườn xoài và những cánh đồng lúa xanh ngát. Đến Patna đoàn ăn tối, nhận phòng khách sạn và nghỉ ngơi. Ngày 06: PATNA - NALANDA - RAJGIR - BODHGAYA (Ăn ba bữa) Sau bữa điểm tâm, đoàn di chuyển đến Nalanda tham quan trường đại học Phật Giáo đầu tiên trên thế giới được xây dựng trên một khu đất rộng 14 mẫu vào thế kỉ thứ 2 trước công nguyên. Đoàn tiếp tục di chuyển đến Rajgir, ghé tham quan Tháp hoà bình Vishawa Shanti, chùa Nhật Bản. Đoàn tiếp tục lên Núi Gridhakuta, nơi Ðức Phật thuyết giảng Kinh Pháp Hoa, thăm Vườn Jivakameavan hay còn gọi là Vườn xoài của danh y Kỳ-bà. Khởi hành đến Bodhgaya ăn tối, nhận phòng tại khách sạn tiêu chuẩn 3*. Ngày 07: BODHGAYA - VARANASI (Ăn ba bữa) Ăn sáng tại khách sạn, đoàn tham quan Bồ Đề Đạo Tràng – một trong những đền thờ quan trọng nhất của đạo Phật. Nơi đây vào khoảng năm 500 TCN, Phật tổ đã đắc đạo sau khi ngồi thiền 49 ngày dưới một gốc cây Bồ Đề. Cùng dâng hương tại Đền Mahabodhi, cây Bồ Đề và tượng Phật Tổ. Tiếp tục di chuyển đến thành phố Varanasi (cách Bodhgaya 250km). Đoàn ăn tối, nhận phòng và nghỉ ngơi tại khách sạn tiêu chuẩn 3*. Ngày 08: VARANASI - LUCKNOW (Ăn ba bữa) Đoàn dậy sớm, đi thuyền đón bình minh trên dòng sông Hằng linh thiêng, tìm hiểu nghi lễ hoả táng và những truyền thuyết sống động của một trong những tôn giáo đã tồn tại lâu đời nhất trên thế giới. Trở về khách sạn dùng bữa sáng, tiếp tục chương trình khám phá thành phố Varanasi với Đền Bharat Mata - nơi có bản đồ quốc gia được khắc trên đá hoa cương. Tham quan Khu Vườn Lộc Uyển Sarnath thánh địa thứ III trên đất phật - Nơi Đức phật giảng bài kinh đầu tiên sau khi đắc đạo vào năm 590 TCN. Sau bữa trưa đoàn đoàn khởi hành đi Lucknow. Ăn tối và nghỉ ngơi tại khách sạn. Ngày 09: LUCKNOW - AGRA - DELHI (Ăn ba bữa) Ăn sáng tại khách sạn, đoàn khởi hành đi Agra. Tới Agra đoàn tham quan Taj Mahal một trong bảy kì quan của thế giới. Biểu tượng tình yêu bất diệt này đã được vua Shah Jahand xây dựng bằng đá hoa cương dành tặng vợ mình trong suốt 17 năm rõng rã với hơn 2000 nhân công. Tiếp tục tham quan khu Agra Fort nằm trải dài trên sông Yamuna. Từ đây, Quý khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh Taj Mahal từ lầu bát giác nhỏ. Đoàn tiếp tục di chuyển đến Dehli. Trên đường ghé mua sắm tại Japath. Nghỉ ngơi tại khách sạn tiêu chuẩn 3*. Ngày 10: DELHI (Ăn ba bữa) Sau khi ăn sáng tại khách sạn, đoàn tham quan nhà thờ hồi giáo Jama Masjid - nhà thờ hồi giáo lớn nhất ở Ấn Độ. Tiếp đó, đoàn tham quan Khải Hoàn môn Ấn Độ (India Gate) một vòm trụ uy nghi, cao 42 m, được xây dựng để tưởng nhớ các chiến sĩ Ấn Độ hi sinh trong thế chiến thứ I. Tiếp tục tham quan Toà nhà Quốc hội, Dinh Tổng Thống (President's Residence). Sau khi ăn tối, Qúy khách ra sân bay đáp chuyến bay về TP.HCM (quá cảnh Bangkok). Ngày 11: BANGKOK - TP. HCM (Ăn sáng) Tới phi trường Tân Sơn Nhất, xe Vietravel đón đoàn về lại công ty Vietravel. Kết thúc chuyến tham quan.
VNTIC JSC Lầu 3, Nhat Nghe Tower, 49 Hoang Van Thu, Ward 15, Phu Nhuan, Ho Chi Minh - Viet Nam. THỜI GIAN LÀM VIỆC: 09:00 AM - 09:00 PM (Thứ 2 đến Thứ 7) 10:00 AM - 05:00 PM (Chủ Nhật) Hotline: 1900 6048 ( 09AM-09PM, CN: 10AM-05PM)
Ấn Độ, một quốc gia rộng lớn, có dân số đông thứ hai sau Trung Quốc, có chiều dài lịch sử trên năm ngàn năm, có nền văn hóa lâu đời, đa dạng và phong phú, đặc biệt là nền văn hóa tâm linh Đông phương, trong đó có Phật giáo. Ấn Độ là mảnh đất thiêng mà nhiều tôn giáo xuất hiện như Ấn giáo (Hinduism), Kì-na giáo (Jainism), Sikh giáo (Sikhism), Phật giáo (Buddhism)…và cũng là nơi các bậc Thánh xuất hiện ra đời như Mahāvira, vị giáo chủ của đạo lỏa thể - Kì-na giáo; Mahatma Gandhi, nhà cải cách Ấn giáo và nhà chính trị bất bạo động nổi tiếng; Guru Nanak, vị thầy thứ nhứt sáng lập đạo Sikh, và đặc biệt nhất là Sakyāmuni Buddha, đức Phật Thích Ca Mâu Ni lịch sử, nhà sáng lập Phật giáo.
Chính những điều lý thú và hấp dẫn đó đã thúc đẩy những vị Tăng Ni sinh viên khi có đủ duyên lành tham gia học các khóa học, họ không thể không tìm đến Ấn Độ để du học. Để nghiên tầm kinh điển - giáo lý của những bậc Thánh, đặc biệt là đức Phật, tôn giáo và lời dạy của Ngài, các vị Tăng Ni sinh viên cần phải biết và nắm vững những điều dưới đây như sau:
1/ Trước hết, Tăng Ni sinh hoặc sinh viên phải tốt nghiệp cử nhân Phật học hay cử nhân Anh văn, văn chương…
2/ Có kiến thức tổng quát, đặc biệt là kiến thức Phật học.
3/ Ngoại ngữ như Pāli, Phạn (Sanskrit), tiếng Hán cổ và hiện đại, đặc biệt là tiếng Anh Phật học và thế học.
4/ Tịnh tài hay nói rõ hơn là tiền để đóng học phí, mua sách vở, đồ ăn thức uống, phương tiện xe cộ, tiền thuê phòng, điện nước… Trong thời buổi hiện nay, người học có thể chi phí tiền tổng quát cho một năm khoảng từ $2200 tới $2500.
5/ Trí nhớ tốt: Khi sinh viên học ở cấp độ thạc sĩ, bài vở rất nhiều nếu không có trí nhớ tốt thì khó vượt qua kỳ thi cuối năm và không dễ đạt được điểm cao toàn khóa.
6/ Kham nhẫn và tinh tấn: Hai yếu tố này thường đi đôi với nhau tạo thành một sức mạnh vững chãi để đưa hành giả và học giả tới thành công tốt đẹp. Trên lộ trình hướng thượng, thiếu một trong hai yếu tố trên, chúng ta không dễ gì đạt được viên mãn. Dĩ nhiên, theo quan điểm của đạo Phật, kham nhẫn và tinh tấn luôn đi với trí tuệ vì có trí tuệ, kham nhẫn và tinh tấn không rơi vào tà kham nhẫn và tà tinh tấn. Kham nhẫn có các loại như sau:
Ở Ấn Độ khi mình đi làm giấy tờ, mua sắm, thuê phòng…người Ấn thường mở miệng 'một phút,' 'sau trưa,' 'ngày mai'...; “một phút của người Ấn”giống như nửa tiếng đồng hồ; “sau trưa của người Ấn” có nghĩa là ngày mai; “ngày mai của người Ấn” có nghĩa là ngày mai, ngày mai, ngày mai…cho tới một tuần.
Thời tiết bên Ấn Độ có hai mùa đáng chú ý; ban ngày vào mùa Hè khoảng tháng 6-7 dương lịch, thời tiết rất nóng có thể lên tới 430 C hoặc 450 C. Chỉ sử dụng một máy hơi nước (Cooler) cho mát phòng. Không dám dùng máy điều hòa (AC) vì sợ tốn kém. Ban đêm vào mùa Đông khoảng tháng 12 tháng giêng dương lịch, thời tiết rất lạnh khoảng 30 C hoặc 60 C. Cái lạnh bên Ấn Độ khó chịu vì thiếu phương tiện lò sưởi, hệ thống nước nóng…Hơn nữa, là một sinh viên xa nhà, việc sử dụng tiền bạc giới hạn, hạn chế việc tiêu xài điện nước càng ít càng tốt. Ở trong ký túc xá, việc sử dụng điện nước có phần thuận tiện hơn bên ngoài, không sợ chủ nhà phàn nàn.
Con người ở đây chỉ người Ấn nói chung, con người đòn đưa, khi mình đi làm giấy tờ ở điểm A, nhân viên văn phòng ở điểm A bảo mình tới điểm B; khi mình tới điểm B, nhân viên văn phòng ở điểm B bảo mình tới văn phòng ở điểm A. Một lần nữa, mình cố gắng tới văn phòng điểm A thì họ bảo là sau trưa. Sau trưa mình sắp hàng chờ xong, khi tới lượt mình thì họ nói là ngày mai. Làm xong giấy tờ, có khi mình mất thời gian cả tuần.
Đồ ăn và thức uống của người Ấn khác biệt với đồ ăn và thức uống của người Việt. Trong bữa ăn của người Ấn thường có bánh Chappati, bánh làm bằng tinh bột lúa mì, cà ri, khoai tây…Không có nước tương, nước xì dầu, đậu hủ, muốn có những thứ này phải đi ô tô Rickshaw khoảng hơn một tiếng đồng hồ. Rickshaw giống như xe lam Việt Nam chở khoảng ba người. Tuy nhiên, mình có thể mua rau, bầu, bí…luộc, nấu canh, chiên xào…theo ý muốn của mình. Các bạn thường nói giởn khi lấy được bằng thạc sĩ thì mình có bằng thạc sĩ nấu ăn.
Về khía cạnh nào đó, Ấn Độ có môi trường thiên nhiên rộng lớn, họ bảo vệ cây cối rất tốt. Nhưng nhìn về mặt tổng thể, môi trường xung quanh mà người dân đang ở thì rất dơ, tràn đầy phân bò, rác rến, nước tiểu…
Mặc dầu thời gian, thời tiết khắc nghiệt, con người đòn đưa, ăn uống khắc khổ, môi trường không trong lành…, nhưng chúng ta cố gắng kham nhẫn vượt qua những khó khăn ấy, thì việc học của chúng ta có ý nghĩa trọn vẹn. Nếu không kham nhẫn và khắc phục những khó khăn đó, thì việc học của chúng ta khó mà thành tựu. Chúng ta nghĩ rằng khi các vị Tăng Ni sinh viên qua Ấn Độ, mục đích của họ là tu học, nếm được Pháp lạc, đặt chân trên đất Phật và lấy được mảnh bằng trong tay.
Điều đó cũng giống như khi mình đi trồng cây ở xứ người mục đích của mình và của nhiều người là muốn nhìn thấy cây có hoa thơm, trái ngọt, hái và thưởng thức được chúng. Do vậy, muốn thưởng thức được hoa thơm trái ngọt, việc trước tiên đòi hỏi chúng ta phải kham nhẫn mọi khía cạnh và mọi trường hợp trong cuộc sống hằng ngày của mỗi chúng ta.
Ngoài những việc đề cập ở trên, sinh viên cần biết thêm một số thông tin về các khóa học thạc sĩ, hậu thạc sĩ, tiến sĩ bao nhiêu năm, có bao nhiêu môn học cho các khóa học, điểm thi…