Dọn Mâm Cỗ Cùng Gia Qgloc4B5Ocu Download

Dọn Mâm Cỗ Cùng Gia Qgloc4B5Ocu Download

MÂM CỖ TẾT - NÉT VĂN HÓA ẨM THỰC ĐẶC SẮC

MÂM CỖ TẾT - NÉT VĂN HÓA ẨM THỰC ĐẶC SẮC

Món ngon ngày Tết miền Bắc - Ảnh: tapchiamthuc

“Miền Bắc mình thì những món ăn ngon và đặc trưng không thể thiếu trong ngày Tết là bánh trưng, giò thủ, nem rán, thịt đông, hành muối, cá kho, một nồi canh măng… ăn cho đỡ ngán… Ngoài ra, năm nào thì mình cũng đồ một nồi xôi gấc. Các cụ xưa quan niệm màu đỏ là may mắn nên Tết mỗi người dù ít hay nhiều cũng ăn một miếng xôi gấc để lấy may cho cả năm”.

“Ở Ninh Thuận Tết hay có các món truyền thống như là bánh trưng, bánh tét, củ kiệu, củ cải, bên cạnh đó còn có giò heo kho với măng khô. Nhưng nét đặc trưng nhất là món thịt bỏ mắm, hầu như nhà nào cũng có. Tức là thịt heo ba chỉ mình ngâm với mắm. Mắm đấy mình nấu chung với đường, để nguội sau đó mới ngâm thịt heo đã luộc sẵn vào trong hũ mắm. Món này khi mà dùng chung với bánh trưng, bánh tét, củ kiệu thì rất là ngon”.

“Phan Rang là nơi sát biển rất sẵn hải sản, nên ngoài những món ăn truyền thống, cổ truyền của dân tộc thì hầu như trong các mâm cúng của các gia đình đều có hải sản ví dụ như cá, tôm, mực… Thể hiện nét đa sắc đặc sản của một mâm cỗ, đồng thời nói lên mong muốn của người dân năm mới làm sao đánh bắt hải sản, trồng cấy đạt được năng xuất cao hơn”.

“Ở Sài Gòn mâm cơm Tết ở nhà em bao nhiêu năm nay ngoài những món chính ra thì đều không thể thiếu món thịt kho hột vịt với canh khổ qua. Ý nghĩa của mấy món này theo em biết, trứng là biểu tượng của sinh sôi, nảy nở, đông con cháu… Còn canh khổ qua, nghe tên của nó đã hiểu rồi. Mọi người mong muốn là mọi buồn khổ trong năm cũ sẽ qua đi để đón những điều may mắn, hạnh phúc hơn trong năm mới”.

Những món ngon ngày Tết ở miền Trung

PV: Để nấu được món ăn ngon thì việc chọn nguyên liệu quan trọng như thế nào?

Anh Nguyễn Thường Quân: Đối với món ăn Việt Nam thì việc chọn nguyên liệu có thể quyết định tới 70-80%. Nhiều nền văn hóa ẩm thực thế giới, ví dụ như Trung Quốc thì họ dùng rất nhiều các loại gia vị, nên khi ăn chúng ta cảm thấy nếm gia vị nhiều hơn.

Còn món ăn Việt Nam chỉ có 20% là gia vị còn 80% là nguyên liệu. Nên mục đích chính của chúng ta là cách chế biến để làm các nguyên liệu này trở nên ngon hơn, nên bạn phải chọn nguyên liệu ngon thì món ăn của bạn mới ngon được.

PV: Theo quan niệm của anh thì thế nào được gọi là một món ăn ngon?

Anh Nguyễn Thường Quân: Một món ăn ngon đầu tiên là phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ngon là phải lành, đâu tiên phải sạch sẽ đã. Nguyên liệu đảm bảo yếu tố tươi, ngon, sạch.

Sau đó áp dụng kỹ năng nấu nướng để ra được món ăn có màu sắc hài hòa, kết cấu không bị nát vỡ, hương vị cân bằng.

PV: Ngoài các món ăn thì cần những loại nước chấm như thế nào?

Anh Nguyễn Thường Quân: Đặc trưng của ẩm thực Việt Nam có rất nhiều nước chấm đa dạng khác nhau để làm món ăn ngon hơn. Ví dụ ăn nem mà chấm xì dầu thì món nem của bạn không còn ngon nữa, do đó phải có nước chấm chua ngọt. Do đó, việc chọn nước chấm cũng vô cùng quan trọng.

PV: Theo anh những món ăn nào của Việt Nam tạo được thương hiệu trong mắt bạn bè quốc tế?

Anh Nguyễn Thường Quân: Rõ ràng đó là phở sau đó là nem và một số món ăn khác. Đầu tiên là phở. Khi nói đến phở thì người ta nghĩ đến Việt Nam và nói đến Việt Nam người ta nghĩ đến phở.

Nhưng có một câu chuyện, thế nào là phở Việt Nam thì chúng tôi cũng đang muốn thống nhất lại một công thức và cách nhận diện. Bởi sau khi thấy phở Việt Nam nổi tiếng quá thì rất nhiều người, trong đó có người nước ngoài cũng kinh doanh, nhưng đôi khi họ làm mất hẳn đi tính chất của phở Việt.

Do vậy, thời gian tới chúng tôi sẽ đưa ra định nghĩa và các công thức chuẩn về phở Việt để lan tỏa một cách chính xác ra toàn thế giới.

Món nộm đồng quê do đầu bếp Nguyễn Thường Quân chế biến từ những loại rau thơm dân dã như tía tô, rau húng, rau thơm, chuối xanh, khế chua, cà pháo… cùng tôm chua và thịt luộc. Ảnh: NVCC

PV: Có ý kiến cho rằng một món ăn ngon không chỉ kích thích vị giác mà còn kiến tạo nên cảm xúc. Quan điểm của anh về điều này như thế nào?

Anh Nguyễn Thường Quân: Câu chuyện này người Pháp làm rất tốt. Ví dụ trong một bữa ăn thì luôn có đèn, có nến, hoa và nhạc, tất cả những điều đó kết hợp với món ăn đã tạo nên cảm xúc. Tuy nhiên, không chỉ riêng Pháp mà món ăn Việt Nam và các nước cũng tạo nên cảm xúc khác nhau.

Thể hiện rõ nhất là niềm vui. Đó là khi ăn một món ngon thì cơ thể bạn sẽ biết ơn và não sẽ tiết ra một dạng hormone hạnh phúc, tạo nên cảm xúc vui. Ngược lại, khi ăn một món không ngon và cảm thấy thất vọng vì món ăn đó thì lúc đó sẽ thấy rất buồn.

Nếu như đến một đất nước nào đó mà bạn thường xuyên có những bữa ăn ngon thì chắc chắn qua niềm vui đấy bạn sẽ yêu cả đất nước và con người ở đó.

PV: Như anh vừa chia sẽ rằng nhiều người nấu không đúng cách nhưng vẫn gọi đó là món ăn Việt. Vậy theo anh chúng ta có nên bảo hộ bản quyền cho các món ăn Việt Nam?

Anh Nguyễn Thường Quân: Chính xác, câu hỏi này chúng tôi cũng đang muốn hỏi cơ quan quản lý về bản quyền của món ăn Việt Nam. Thế nào được định nghĩa là phở, nem, bún chả, bún thang… thì cần được định nghĩa rõ ràng.

Và những người nấu món ăn đó phải được đào tạo không những về kiến thức mà cần phải am hiểu về văn hóa ẩm thực Việt Nam nữa. Bên cạnh đó họ phải cam kết không làm tổn hại đến hình ảnh của ẩm thực Việt Nam bằng những công thức sai, bằng sự vi phạm bản quyền.

Do đó, chúng ta phải nghĩ ngay đến bảo hộ bản quyền cho các món ăn Việt ngay từ bây giờ, ngay tại Việt Nam và sau đó là trên thế giới.

PV: Xin cảm ơn anh vì buổi trò chuyện hôm nay, chúc anh thật nhiều sức khỏe và thành công với những dự định trong năm mới. Anh có muốn gửi lời chúc nào tới thính giả của VOV Giao thông?

Anh Nguyễn Thường Quân: Nhân dịp Tết đến xuân về, tôi xin chúc nhà nhà, mọi gia đình, mọi căn bếp luôn luôn ấm lửa, ấm áp, tràn ngập tình yêu thương, nhiều niềm vui, nhiều cảm xúc. Chúc quý vị và các bạn nghe đài sang năm mới rực rỡ, sức khỏe dồi dào và gặp nhiều may mắn.

Bánh chưng và bánh tét là hai món ăn tượng trưng cho sự giao hòa giữa trời và đất, mang đậm dấu ấn của văn hóa nông nghiệp Việt Nam. Bánh chưng hình vuông tượng trưng cho đất, trong khi bánh tét hình trụ tượng trưng cho trời.

Bên trong bánh là lớp nhân đậu xanh, thịt heo béo ngậy, bọc bên ngoài là lớp nếp dẻo thơm. Tất cả đều được gói chặt trong lá dong (đối với bánh chưng) hoặc lá chuối (đối với bánh tét) rồi luộc chín. Mỗi khi Tết đến, gia đình quây quần cùng nhau nấu bánh, tạo nên không khí ấm cúng, đoàn viên.

Chả giò hay còn gọi là nem rán ở miền Bắc, là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết. Chả giò được làm từ thịt heo, tôm, mộc nhĩ, miến và nhiều loại rau củ khác nhau. Tất cả được gói gọn trong lớp bánh tráng rồi chiên vàng giòn. Món ăn này tượng trưng cho sự đầy đặn và no ấm, mang đến cảm giác hài hòa, tròn đầy trong bữa ăn gia đình.

Kiệu muối là món ăn phụ đi kèm, giúp làm dậy lên hương vị của các món chính trong mâm cỗ ngày Tết. Củ kiệu được muối chua, giòn tan và có vị thanh nhẹ, thường được dùng để ăn kèm với bánh chưng, bánh tét hoặc thịt kho. Món kiệu muối không chỉ làm tăng hương vị bữa ăn mà còn có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp cân bằng lại vị béo của các món ăn khác.

Thịt kho trứng (hay thịt kho tàu) là món ăn truyền thống thường thấy trong mâm cơm Tết của người miền Nam. Thịt ba chỉ được kho mềm, thấm đều gia vị cùng với trứng vịt hoặc trứng cút, tạo nên vị béo ngậy và thơm phức.

Món ăn này không chỉ ngon mà còn tượng trưng cho sự sung túc, thịnh vượng. Đặc biệt, thịt kho trứng thường được chuẩn bị trước và có thể bảo quản trong nhiều ngày, tiện lợi cho việc sử dụng trong suốt dịp Tết.

Khổ qua nhồi thịt là một món ăn độc đáo trong mâm cỗ Tết của người Việt, đặc biệt phổ biến ở miền Nam. Món ăn này không chỉ đơn thuần là một món canh ngon mà còn mang ý nghĩa cầu mong cho mọi khó khăn, “khổ” trong năm cũ sẽ qua đi, mang lại năm mới an lành, tốt đẹp hơn. Khổ qua nhồi thịt thường được làm từ khổ qua tươi, được rửa sạch và nhồi bên trong là nhân thịt heo xay, tôm băm nhỏ và các loại gia vị.

Gà luộc là món ăn truyền thống có mặt ở hầu hết các mâm cỗ ngày Tết, từ Bắc chí Nam. Gà thường được luộc nguyên con, bày biện trang trọng trên mâm cúng tổ tiên, tượng trưng cho sự khởi đầu mới, may mắn và thịnh vượng. Gà luộc không chỉ dễ ăn mà còn là biểu tượng của sự no đủ, giàu có và đoàn kết gia đình.

Thịt đông là món ăn đặc trưng của miền Bắc trong những ngày Tết se lạnh. Được làm từ thịt chân giò nấu chín, kết hợp với mộc nhĩ và nấm hương, sau đó để nguội cho đông lại. Món thịt đông có vị thanh nhẹ, thơm ngon và dễ ăn, thường được kết hợp cùng dưa hành hoặc cơm nóng. Thịt đông là món ăn mang lại cảm giác thanh đạm, giúp cân bằng lại các món ăn nặng mỡ trong mâm cỗ.

Canh bóng thả là món canh truyền thống trong các bữa cỗ miền Bắc, đặc biệt vào dịp Tết. Món canh này có nguyên liệu chính là bóng bì lợn khô, ngâm nước cho mềm, kết hợp với các loại rau củ như cà rốt, su hào, đậu Hà Lan, và nấm. Canh bóng thả không chỉ đẹp mắt mà còn thanh mát, giàu dinh dưỡng, giúp mâm cỗ thêm phần đa dạng và cân bằng về vị giác.

Bánh thuẫn là món bánh đặc trưng trong mâm cỗ Tết của người miền Trung và miền Nam. Bánh có hình dạng nhỏ xinh, vàng ươm và xốp nhẹ, thường được làm từ bột năng, trứng gà và đường. Bánh thuẫn không chỉ là món ăn vặt thơm ngon mà còn mang ý nghĩa tượng trưng cho sự may mắn, phát đạt. Bởi hình dáng bánh nở bung tự nhiên như một lời chúc tốt lành cho năm mới.

Mứt Tết là một trong những món ăn phổ biến và không thể thiếu trong mỗi gia đình vào dịp Tết. Mứt có nhiều loại khác nhau như mứt gừng, mứt dừa, mứt bí, mứt sen, mứt quất,... Mỗi loại mứt mang một hương vị đặc trưng riêng, nhưng tất cả đều tạo nên không khí Tết ngọt ngào và ấm áp. Mứt không chỉ là món ăn vặt mà còn được dùng để mời khách, kèm với chén trà thơm, tạo nên sự thân mật và gắn kết.

Mua sắm Tết thả ga, tiết kiệm hơn cùng Zalopay! Bạn có thể dễ dàng mua được những nguyên liệu tươi ngon tại các siêu thị lớn như Big C, Go!, Co.opmart, Bách Hóa Xanh, LOTTE Mart, AEON Mall,... Đặc biệt, khi thanh toán bằng Zalopay, bạn sẽ có cơ hội nhận được nhiều ưu đãi, voucher hot từ các đối tác siêu thị, bách hóa của Zalopay. Nhanh tay tải Zalopay về máy để thanh toán các hóa đơn khi đi chợ online qua các app giao hàng thêm tiện lợi và tiết kiệm vào dịp Tết đến Xuân về nhé!

Tết Nguyên Đán là dịp đoàn tụ gia đình, cùng nhau tận hưởng những khoảnh khắc vui vẻ, ấm áp bên mâm cỗ truyền thống. Các món ăn ngày Tết không chỉ mang đến hương vị đặc trưng của ngày Tết mà còn là biểu tượng của sự sung túc, may mắn và hạnh phúc. Bên cạnh đó, không thể quên rằng việc chia sẻ những niềm vui nhỏ như tặng lì xì hay gửi quà qua Zalopay cũng là một phần quan trọng trong truyền thống Tết hiện đại, góp phần làm nên những khoảnh khắc ý nghĩa.