Là người yêu thích nhạc Bolero, tôi rất ấn tượng với ca sĩ trẻ Lê Trần Khánh Vy, một cô nàng đam mê và nhiệt huyết với nghề.
Là người yêu thích nhạc Bolero, tôi rất ấn tượng với ca sĩ trẻ Lê Trần Khánh Vy, một cô nàng đam mê và nhiệt huyết với nghề.
Video âm nhạc đầu tiên "Do ai" được phát hành ngày 8 tháng 6 năm 2019 [8] Ngày 11 tháng 6 năm 2019, Vũ trụ song song chính thức ra mắt[9]
Sau 7 năm viết nhạc với sự đầu tư đơn giản không mang chút cầu kỳ hay drama nào, Thái Vũ đã tung ra bản MV đầu tay mang tên Do ai dưới sự diễn xuất của NSƯT Chiều Xuân. Vân là những giai điệu trầm ấm, da diết ấy nhưng lại được phối khí cầu kỳ chỉn chu hơn cho thấy sự trưởng thành trong phong cách âm nhạc của nam ca sĩ. Lời bài hát khiến nhiều người phải suy nghĩ nhiều hơn, lắng đọng hơn và đặt ra nhiều câu hỏi hơn, cùng với đó là phần diễn xuất quá đạt của một diễn viên gạo cội thể hiện đầy những cảm xúc khắc khoải làm MV trở nên thu hút hơn rất nhiều. Do ai thật ra là một bài hát nằm trong album Vũ Trụ Song Song của Vũ. Bài hát như mang người nghe lửng lơ như đang bay giữa thiên hà của những cơn mê.
Đĩa đơn và video âm nhạc "Mùa hè của em" được phát hành vào ngày 18 tháng 7 năm 2019[6]. Đáng chú ý, đây là sản phẩm đầu tiên của một nghệ sĩ Việt được hợp tác với hãng đĩa được xem là lớn nhất thế giới Warner Music Group. Việc hợp tác với Warner Music Group cho thấy quyết tâm của Thái Vũ trong việc đầu tư và luôn làm mới cho các sản phẩm của mình một cách chuyên nghiệp và theo tiêu chuẩn quốc tế.[10]
Anh là Nghệ sĩ Việt Nam duy nhất của đêm diễn Monsoon Music Festival, bài hát được giới trẻ say xưa đón nhận dưới màn mưa kéo dài ở sân khấu Hoàng thành. Nhiều đôi trẻ nắm tay nhau cho đỡ lạnh và ngân nga hát theo lời ca khúc trên sân khấu.[11]
Mùa giải Cống hiến 2019, Vũ có trên trong bảng đề cử chính thức ở hạng mục "Bài hát của năm" với ca khúc Hành tinh song song.[10]
Anh hợp tác với nam rapper Đen Vâu & Thành Đồng trong ca khúc Anh đếch cần gì nhiều ngoài em, anh cũng ra mắt 2 ca khúc Hành tinh song song & Tâm sự của ta- sau này là OST phim Hồn papa da con gái
Sau 10 tháng vắng bóng, cuối cùng nam ca sĩ cũng đã trở lại với đĩa đơn đầu tiên trong năm 2020 với tựa đề "Từng Là". Đây cũng sẽ là sản phẩm âm nhạc ra mắt chính thức của Vũ. sau khi trở thành nghệ sĩ của Warner Music Vietnam. Đầu tháng 12 năm 2019, Vũ. tham gia một buổi Song Camp (trại sáng tác) của Warner Chappell Music. Đây là một công ty xuất bản âm nhạc của Mỹ, đồng thời cũng là một bộ phận của Warner Music Group. Tại đây, anh đã sáng tác nên những nốt nhạc đầu tiên của "Từng Là". Với sự trợ giúp của đội ngũ nhà sản xuất chuyên nghiệp từ Warner Chappell, bản thu đầu tiên của ca khúc cũng được Vũ. cho ra đời trong vòng 8 tiếng.
Được sản xuất trong môi trường quốc tế, "Đã Từng Là" được viết bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh ở bản thu đầu tiên. Sau đó, ca khúc được Vũ. viết lại lời Việt và được anh trau chuốt lại giai điệu để trình làng bản audio chính thức vào lúc 0 giờ ngày 1/5 vừa qua. Ngay sau khi được phát hành, đĩa đơn mới của Vũ. đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của đông đảo khán giả và nhận được phản ứng tích cực từ phía công chúng.
Vừa qua, cộng động fan hâm mộ của Vũ. đã có dịp ăn mừng khi anh trở thành thành viên của công ty âm nhạc Warner Music Vietnam. Theo đó, Vũ. và ban nhạc Chillies chính là những nghệ sĩ đầu tiên của Việt Nam chính thức kí hợp đồng với một hãng thu âm có quy mô toàn cầu Warner Music Group. Bên cạnh việc đánh dấu cột mốc đầu tiên tại hãng nhạc đình đám này, "Đã Từng Là" được xem như một sự chuyển mình trong âm nhạc của Vũ. Được biết, đây chỉ mới là đĩa đơn mở lối cho album mới đang được nam ca sĩ ấp ủ và dự kiến phát hành trong thời gian tới.[12]
Tối ngày 19/6, Vũ. chính thức giới thiệu MV mới mang tên "Một Giấc Mơ", sản phẩm kết hợp cùng với Kimmese. Màn bắt tay giữa hai cá tính mạnh mẽ đã tạo nên một sản phẩm ấn tượng, đồng thời thể hiện sự hài hoà trong âm nhạc dù mỗi người vốn có con đường riêng của mình. Ca khúc lần này lại tiếp tục là một bản tình ca buồn – dòng nhạc sở trường của Vũ., nhưng có thêm một chút mới mẻ với phần góp giọng ngọt ngào đến bất ngờ của Kimmese. Sự xuất hiện của Kimmese trong MV "Một Giấc Mơ" cũng là một trong những điều công chúng mong chờ nhất. Nếu như nói Vũ. là cái tên nổi bật trong lớp nghệ sĩ bước ra từ cộng đồng indie, thì Kimmese chính là một đại diện nữ hiếm hoi kiên trì với dòng nhạc Hip-hop/R&B của Việt Nam từ những thế hệ đầu tiên. Hai cái tên đại diện cho hai cá tính âm nhạc khác nhau, thậm chí có phần trái ngược, cùng kết hợp trong một sản phẩm âm nhạc đã đem lại những điều thú vị cho công chúng. Trong đó, một Kimmese mềm mại và nữ tính, một Thái Vũ bước ra khỏi câu chuyện của "mình" để kể câu chuyện của "chúng ta". Và hơn hết, một ca khúc cùng MV đã chạm được đến tâm hồn của khán giả.[13] Anh hợp tác với Uyên Linh trong bài hát "Mùa đông chưa bao giờ tới", ra mắt hôm 30/11.[14]
Tối ngày 10 tháng 12 năm 2020, Vũ. chính thức tung ra MV mới mang tên "Bước qua mùa cô đơn", đánh dấu sự trở lại sau nửa năm vắng bóng.Sự cô đơn vốn dĩ đã tồn tại trong âm nhạc của Vũ từ trước đến nay. Với "Bước qua mùa cô đơn", Vũ tiếp tục mang tới một không gian âm nhạc đầy tự sự. Khác với những rung động trong trẻo và nhẹ nhàng trong "Lạ Lùng" hay "Mùa Mưa Ngâu Nằm Cạnh" trước đây, tất cả cảm xúc gửi gắm trong sáng tác lần này đều xuất phát từ những chiêm nghiệm có phần sâu sắc của một người đàn ông đã trưởng thành hơn trong cuộc sống.[15][16]
Sang năm 2021, Vũ cùng Lukas Graham hợp tác trong sản phẩm âm nhạc chung "Happy for you". Do Lukas ở Đan Mạch, đôi nghệ sĩ ghi hình màn song ca từ xa. Ca khúc được thể hiện theo hình thức song ngữ Việt - Anh, Vũ viết lời tiếng Việt. Nhạc phẩm mang âm hưởng pop acoustic với tiếng đàn piano chủ đạo. Ca từ bài hát là lời tâm sự của chàng trai sau khi chuyện tình kết thúc, nhận ra cô gái đã bước tiếp còn mình mãi vấn vương.[17]
Vũ ra mắt bài hát Bước qua nhau cuối năm, lấy bối cảnh tại Hong Kong. Ca khúc mới không có nhiều đột phá về chất nhạc. Anh trung thành với thể loại pop ballad cùng bản phối đậm chất acoustic. Trên nền guitar rải chậm, chất giọng Vũ vang lên ấm áp, thủ thỉ như một tách trà sực khói trong chiều đầu đông. Không có lợi thế về kỹ thuật thanh nhạc với những quãng ngân luyến, anh chọn lối hát mộc, đậm hơi hướng tự sự, như thể tâm tình cùng người nghe về một chuyện tình đã trôi vào quá vãng.[18] Bài hát đã giúp Vũ nhận giải Top 10 ca khúc được yêu thích tại giải Làn Sóng Xanh cùng năm.[19]
Album thứ 2 của Vũ. - "Một Vạn Năm" ra mắt vào năm 2022 đạt được thành tích album Việt Nam được nghe nhiều nhất trên Spotify trong cùng năm và thu hút hơn 10,000 khán giả trong tour diễn cùng tên[20] Anh ra mắt album thứ 3 Bảo tàng của nuối tiếc vào ngày 27/9/2024, Vũ mô tả chuyến đi tìm về ký ức và tình yêu đã mất.[21]
Ngoài âm nhạc, Vũ cũng có sở thích chơi game CS:GO. Anh là fan của đội tuyển Natus Vincere.[23]
Sau một khoảng thời gian hẹn hò, Vũ cầu hôn bạn gái tên Nguyễn Thái Hằng (sinh năm 1991) vào tháng 5 năm 2019. Hai người tổ chức lễ ăn hỏi vào ngày 15 tháng 11 năm 2021. Ngày 29 tháng 7 năm 2023, hai vợ chồng tổ chức lễ cưới chính thức.[24]
Trường Vũ tên tật là Huỳnh Văn Ngoảnh, sinh năm 1963 ở ấp Vĩnh Bình, quận Vĩnh Châu tỉnh Bạc Liêu. Anh là con thứ năm trong số 6 người con một gia đình gốc người Tiều Châu đã sang lập nghiệp tại Việt Nam từ nhiều đời trước.
Trường Vũ lớn lên từ một gia đình nghèo khó, tại một ấp toàn người Tiều Châu nghèo nàn, xa nơi thị tứ, không gần người Việt. Trong giao tiếp hàng ngày Trường Vũ chỉ nói tiếng Hoa, rất hiếm khi nói tiếng Việt. Năm 1983, Trường Vũ vượt biên và ở trại tỵ nạn Pulao Bidong hơn một năm, sau đó được nhận đi định cư tại Los Angeles.
Trong thời gian ở đảo Trường Vũ đã có dịp được nghe những băng nhạc do đồng bào vượt biên mang theo. Tiếng hát của Chế Linh và Duy Khánh với các nhạc phẩm tình cảm phổ thông đã ảnh hưởng Trường Vũ trên đường viễn xứ.
Khi đến Mỹ, tuy có ghi danh học Trung Học Phổ Thông nhưng Trường Vũ đã bỏ ngang vì quá đam mê ca nhạc. Được bạn bè khuyến khích Trường Vũ đã tìm đến nhạc sĩ Duy Khánh để theo học và đã được chỉ dẫn phát âm tiếng Việt cùng với nghệ thuật luyến láy để diễn tả những nhạc phẩm thuộc thể loại mà Trường Vũ thấy phù hợp.
Trường Vũ đã cộng tác với các trung tâm như TT Ca Dao, TT Phượng Hoàng, TT Asia, TT Vân Sơn, TT Tình, TT Thúy Nga và đã xuất hiện trên video của các TT này. Mặc dù bây giờ đã đi hát ở rất nhiều nơi nhưng thỉnh thoảng anh vẫn còn cảm thấy run mỗi khi bước ra sân khấu, do đó ít khi dám ngó xuống phía khán giả mà chỉ nhìn thẳng về phía trước. Qua những lời tâm sự của Trường Vũ, người ta được biết người đã hết lòng khuyến khích anh bước vào con đường ca nhạc chính là người bạn gái thân thiết của anh, năm nay 25 tuổi, mới sang Mỹ định cư năm 1993. Ngoài việc khuyến khích Trường Vũ, người thiếu nữ có tên Anh Thư hiện còn đang đi học và đi làm này được anh coi như người có công nhiều nhất trong việc chỉ dẫn phát âm tiếng Việt Nam cho được suông sẻ cũng như giúp anh biết được nghĩa của những chữ khó. Vào ngày 27-10-2005, nam ca sỹ Trường Vũ đã nên duyên vợ chồng cùng người con gái có tên là Anh Thư đó.
Trong thời gian chập chững vào nghề, anh đã theo học với cố ca nhạc sĩ Duy Khánh hai năm, người hướng dẩn anh về phần nhạc lý và phát âm. Ngoài ra anh còn được nam ca sĩ Chế Linh nhận anh làm "đệ tử", người hướng dẫn anh trong việc giữ hơi và luyến láy.
Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Trích từ bài viết của Trịnh Thanh Thủy trên tranquanghai.info
Sau khi nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông nằm xuống, trên mạng mọi người bắt đầu truyền nhau nghe nhạc ông sáng tác. Càng nghe lại càng yêu mến ông hơn vì tôi và biết bao nhiêu người Việt ở miền Nam trước 75 đã sống và chia sẻ cùng ông những tư duy, tâm sự, hay cảnh ngộ ngang trái của con người trong một đất nước có chiến tranh trên cả hai miền Nam và Bắc. Nhất là trong cái cảnh mưa phùn, gió rít của một mùa xuân Cali 2018, xứ người, trời gây gây lạnh, cái buồn nhè nhẹ bỗng lãng đãng trong tôi. Giọng ca mê hoặc lòng người của Hà Thanh mà người ta gọi là sang cả, quấn quít, ám ảnh óc tôi khôn nguôi. Hình như nỗi thương, niềm nhớ một mùa xuân nó bàng bạc trong nhạc của Nguyễn Văn Đông và vận vào ông đến nỗi ông đã ra đi vào một ngày xuân và đã không bao giờ trở lại. Trong buổi gặp gỡ tháng 12 năm 2011, tôi có nói chuyện với ông về các tác phẩm đã làm sáng danh ông vào thập niên 60 như Chiều mưa biên giới, Mấy dặm Sơn Khê, và Về mái nhà xưa.v..v… Ông đem ra một cái máy hát cầm tay cũ, một tập nhạc và một chồng CD trong đó có những đĩa nhạc của ông. Ông bảo: “Đây là những CD có nhạc của chú do các ca sĩ hát nhạc chú, tặng chú. Chú cho cháu thâu lại hay lấy bất cứ bản copy nhạc nào của chú nhưng không được bán hay làm thương mại”. Tôi chọn ra những bài hát tôi ưa thích và ông đã ký đề tặng tôi. Nhìn những dòng chữ như rồng bay phượng múa “Quý mến tặng cháu Trịnh Thanh Thủy”, tôi giật mình tự hỏi khi nào chữ viết tay đẹp như vậy tuyệt chủng, bởi lâu lắm rồi tôi không nhìn thấy những dòng chữ viết tay đẹp như vậy, vì thời đại này, tôi và nhiều người quen nhìn những dòng chữ đánh máy của máy tính, của Iphone hằng ngày.
Tôi thấy trong các CD nhạc có rất nhiều bài do Hà Thanh hát, nhân đấy tôi hỏi “Cháu có biết và hay nói chuyện với cô Hà Thanh, cô Hà Thanh hát nhạc chú rất hay”. Nghe tôi nói vậy, mắt ông bỗng xa xăm. Ông cầm cuốn CD của Hà Thanh lên một cách trân quí,”Hà Thanh hát nhạc của chú đạt nhất”. Rồi ông mở cái máy hát cũ, giọng trong và cao của con hoạ mi xứ Huế vút lên, người nhạc sĩ chìm vào dĩ vãng và thế giới của riêng mình. Tôi bắt đầu bàn luận với ông về âm vực của Hà Thanh, tôi thích cái lối cô luyến láy. Ông bảo Hà Thanh hát dễ dàng những bài có âm vực rộng của ông viết. Từ ngày cô qua Mỹ, ông không còn gặp cô nhưng ông vẫn theo dõi theo tiếng hát của cô đều đặn. Tôi bảo tôi thích nhất là bài Mấy dặm sơn khê của ông nó vừa buồn vừa lãng mạn, nhất là do Thái Thanh hát. Ông đồng ý nói, Thái Thanh có âm vực rất tốt, hát được những bài có nốt cao như “Mấy dặm sơn khê” của ông thật tuyệt vời. Tôi hỏi thêm, hình như những bản nhạc của chú đều viết cho những người có âm vực rộng. Ông cười nói, “Do đó có những bản chú phải viết lại cho các ca sĩ khác dễ hát hơn”. Tôi tò mò: “Trong quá trình sáng tác, chú có viết nhạc cho riêng một ca sĩ nào, hình bóng nào rõ rệt không?”. Ông bảo “Khi có, khi không, tùy lúc và tùy hứng, cháu ơi”. Tôi bắt đầu nhắc đến thời vàng son của ông với những bản nhạc nổi tiếng như “Chiều mưa biên giới, Hải ngoại thương ca, Tình khúc hàng hàng lớp lớp ..v..v…” Tôi bảo chú là người đầu tiên trong âm nhạc trước 1975, dùng chữ “Hải ngoại” đó. Tôi tiếp tục nhận xét “Cháu yêu thích những câu kết trong nhạc của chú, câu nào cũng mang ấn tượng sâu đậm cho nguời hát và người nghe khiến họ nhớ mãi. Như câu “Em ái yêu trong chiều đông gió, mang áo xanh theo chồng sang sông, quên mái tranh quên, con đò xưa”. Tôi cười cười, dí dỏm hỏi, “vừa âu yếm, vừa nao lòng, có phải bài này chú viết cho người yêu đầu đời không?”. Chú cũng cười bảo tôi, muốn hiểu sao cũng được, nhưng bài này có hình ảnh quê cũ là Tây Ninh, ngày chú trở lại, nên trong đầu bài nhạc có ghi “Dâng mảnh đất quê nghèo -Tây Ninh-. Về sau 10 năm xa cách, ngày về vẫn với tâm hồn bơ vơ, cô độc, và tấm lòng dễ tin, dễ yêu như ở buổi ra đi. N.V. Đ. 1964.”
Ông nói thêm rằng, sau này ông nghe có những ca sĩ hát bài này, lời bị sai mà họ cứ hát khiến ý nghĩa lời hát bị méo mó. Đó là câu “Tôi lắng nghe tâm tình nhân thế, qua đáy tim chưa đục sông Mê…”. Họ hát thành“qua đáy tim chưa đục “song mê” hay “song khuya”. Ông bảo trong bản nhạc phát hành hồi đó ông đã cẩn thận ghi chú “Sông Mê, nghĩa bóng, tức lòng không bợn nhơ”. Rồi ông ngồi tỉ mỉ giải thích cho tôi nghe nghĩa của Sông Mê. Khi người ta chết phải đi qua cầu Nại Hà, dưới đó là Sông Mê, rồi uống chén cháo lú để quên kiếp trước, không còn thương tiếc nuối về cảnh cũ mà lộn kiếp trở lại. Nghe ông giải thích tôi mới vỡ lẽ ra ý nghĩa sâu sắc của câu “Tôi lắng nghe tâm tình nhân thế qua đáy tim chưa đục sông Mê”, có nghĩa lòng người trở về còn y như lúc đi, yêu mảnh đất quê, yêu mái tranh và chưa quên hình bóng người xưa. Nhất là còn yêu lắm lắm, thế mà nhân tình thế thái đổi thay “và em ái yêu đã mang áo xanh theo chồng sang sông mất rồi”.
Tôi tấn công thêm “Lòng trần còn tơ vương khanh tướng, thì đường trần mưa bay gió cuốn, còn nhiều anh ơi”, theo cháu, câu cuối lại là câu sâu sắc nhất trong bài nhạc “Chiều mưa Biên giới” chú ơi”. Mặt ông bỗng sa sầm, giọng đầy cảm xúc “Chính câu này đã là câu hát gây rắc rối cho đời chú.”. Ông hồi tưởng lại những giây phút gặp khó khăn phải đương đầu với chính quyền VNCH. Những câu hát trong bài “Chiều mưa biên giới” đã làm ông khó xử. Ông tiếp “Những gì chú viết đều là cảm xúc thật, những câu hát trong bài Chiều mưa biên giới là những câu hát nói lên nỗi lòng thương nhớ của người đi chiến đấu, dành lại non sông, mà chính chúng lại khiến chú khó xử với chính quyền đương thời ngày đó.”
Ông không kể tôi nghe chi tiết, nhưng sau này tôi đọc các bài viết thì biết ông bị phạt trọng cấm 15 ngày và tác phẩm này cùng “Mấy dặm sơn khê” bị cấm lưu hành một thời gian với lý do nội dung làm suy yếu tinh thần binh sĩ. Bản nhạc có lời đề tặng rất cảm động “Kính tặng các chiến sĩ một nắng hai sương, lao mình nơi tiền tuyến. Kỷ niệm Đồng Tháp Mười(biên giới Việt-Cambod- 1956)”.