Tổng Sản Phẩm Quốc Nội Gdp Của Việt Nam

Tổng Sản Phẩm Quốc Nội Gdp Của Việt Nam

Hãy thử tìm kiếm với từ khóa khác

Hãy thử tìm kiếm với từ khóa khác

Các chỉ tiêu phục vụ biên soạn tổng sản phẩm trong nước

Căn cứ Điều 9 Nghị định 94/2022/NĐ-CP quy định tính các chỉ tiêu phục vụ biên soạn tổng sản phẩm, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau:

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) thực hiện:

- Tổng hợp, xử lý thông tin đầu vào đã được thu thập như sau:

+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) trực tiếp thu thập thông tin; tổng hợp thông tin từ bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tập đoàn, tổng công ty nhà nước để biên soạn GDP, GRDP.

+ Bộ, ngành cung cấp thông tin phục vụ biên soạn GDP, GRDP theo quy định của chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.

+ Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cung cấp thông tin phục vụ biên soạn GDP, GRDP theo Biểu 01/TKQG, Biểu 02/TKQG, Biểu 03/NLTS, Biểu 04/NLTS, Biểu 05/CNXD và Biểu 06/TMDV quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 94/2022/NĐ-CP.

+ Tập đoàn, tổng công ty nhà nước cung cấp thông tin phục vụ biên soạn GDP, GRDP theo Biểu 01/TCT, Biểu 02/TCT, Biểu 03/TCT, Biểu 04/TCT, Biểu 05/TCT, Biểu 06/TCT, Biểu 07/TCT, Biểu 08/TCT, Biểu 09/TCT và Biểu 10/TCT quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 94/2022/NĐ-CP.

- Tính các chỉ tiêu theo phạm vi cả nước gồm:

+ Trị giá hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

+ Trị giá dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu;

+ Thuế sản phẩm, trợ cấp sản phẩm và các chỉ tiêu thống kê khác.

- Tính các chỉ tiêu theo phạm vi vùng, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm:

+ Thuế sản phẩm, trợ cấp sản phẩm và các chỉ tiêu thống kê khác.

- Hoàn thiện, giải trình kết quả tính các chỉ tiêu phục vụ biên soạn GRDP sau khi thống nhất số liệu giữa trung ương và địa phương.

GDP, GDP bình quân đầu người là gì?

GDP là viết tắt của Gross Domestic Product hay còn gọi là Tổng sản phẩm trong nước.

Theo Nghị định 94/2022/NĐ-CP tổng sản phẩm trong nước là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng được tạo ra của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này có nghĩa trong GDP không tính các giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ đã sử dụng ở các khâu trung gian trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. GDP biểu thị kết quả sản xuất do các đơn vị thường trú tạo ra trong lãnh thổ kinh tế của một quốc gia.

Còn GDP bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia trong năm chia cho dân số trung bình trong năm tương ứng.

GDP và GDP bình quân đầu người của Việt Nam hiện nay

Theo Tổng cục Thống kê tính đến năm 2023 quy mô nền kinh tế Việt Nam theo GDP ước đạt 10.221,8 nghìn tỷ đồng, tương đương 430 tỷ USD . GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 101,9 triệu đồng/người, tương đương 4.284,5 USD, tăng 160 USD so với năm 2022. Năng suất lao động  của toàn nền kinh tế năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 199,3 triệu đồng/lao động (tương đương 8.380 USD/lao động, tăng 274 USD so với năm 2022); theo giá so sánh, năng suất lao động tăng 3,65% do trình độ của người lao động được cải thiện (tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ năm 2023 ước đạt 27%, cao hơn 0,6 điểm phần trăm so với năm 2022).

Nguyên tắc biên soạn và công bố GDP của Tổng cục Thống kê Việt Nam

Theo Quyết định 1026/QĐ-TCTK năm 2015 nguyên tắc biên soạn và công bố số liệu tổng sản phẩm trong nước được quy định như sau:

- Bảo đảm tính tập trung, thống nhất trong việc biên soạn, công bố số liệu GDP và GRDP. Đáp ứng việc tiếp cận, khai thác, sử dụng số liệu GDP và GRDP dễ dàng, thuận tiện, bình đẳng.

- Bảo đảm tính đồng bộ, tính hệ thống và tính kết nối ở tất cả các khâu: Thu thập thông tin đầu vào, biên soạn, công bố, phổ biến số liệu đầu ra và lưu trữ số liệu GDP và GRDP và các số liệu thống kê liên quan khác.

- Bảo đảm tính phù hợp giữa số liệu GDP và GRDP và các chỉ tiêu thống kê liên quan khác như: Giá trị sản xuất (GO), chi phí trung gian (IC), giá trị tăng thêm (VA), chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP), xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, thuế sản xuất và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác.

Các mặt hàng thủy sản XK chủ lực của VN vẫn là tôm, cá tra, cá biển, nhuyễn thể và các loại thủy sản đông lạnh...

Từ nhiều năm nay, các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của VN vẫn là tôm, cá tra, cá biển, nhuyễn thể, các loại thủy sản đông lạnh và các loại thủy sản khô. Cơ cấu các mặt hàng XK của nước ta ngày càng bổ sung thêm các mặt hàng có giá trị như cá ngừ, nghêu và một số đặc sản khác.

Con tôm đang được phát triển nuôi rất rầm rộ trên toàn thế giới, sản lượng tôm ngày càng tăng, đến nay theo ước tính có thể đạt gần 3 triệu tấn, thỏa mãn tương đối tốt nhu cầu tiêu thụ chung của thế giới.

Trong bối cảnh nguồn cung dồi dào, con tôm có thể nói là mặt hàng cạnh tranh gay gắt nhất trong các mặt hàng TS thương mại trên thế giới, con tôm Việt Nam đã phải nỗ lực rất nhiều để duy trì tiềm năng xuất khẩu.

9 tháng đầu năm, XK tôm đạt gần 112 nghìn tấn, trị giá trên 1,067 tỷ USD, chỉ tăng rất nhẹ 1,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2006. XK tôm vẫn giữ vị trí là mặt hàng XK số 1, chiếm 39,4% tổng giá trị XKTS của nước ta. XK tôm tăng trưởng nhẹ là kết quả của nhiều yếu tố như sản lượng tôm nguyên liệu trong nước không tăng, giá tôm nguyên liệu luôn giữ mức cao so với nhiều nước sản xuất tôm trong khu vực và giá thành sản xuất nói chung tăng. Xu hướng của nhiều DN chế biến hiện nay là tăng tỷ trọng sản phẩm tôm GTGT, phù hợp với nhu cầu của các thị trường lớn như Nhật và Mỹ.

Vị trí mặt hàng XK lớn thứ 2 là cá tra. Mấy năm gần đây con cá tra thể hiện rõ tiềm năng to lớn trên vùng sông nước ĐBSCL, tạo nên sức tăng trưởng nhảy vọt của xuất khẩu thủy sản VN. 9 tháng đầu năm, XK cá tra đạt trên 272,7 nghìn tấn, trị giá trên trên 709 triệu USD, tăng khá mạnh 37,2 % về giá trị so với cùng kỳ năm 2006. XK cá tra chiếm 26,2% tổng giá trị XKTS. Hiện nay, EU, Đông Âu và một số nước Bắc Mỹ vẫn có nhu cầu cao đối với philê cá tra đông lạnh, đây là sự thay thế thích hợp cho philê cá thịt trắng hiện đang sụt giảm dần sản lượng trên phạm vi toàn thế giới. Vì vậy, kết hợp với tiềm năng công suất nuôi đang tăng mạnh trong nước, giá nguyên liệu đang ở mức vừa hợp lý, xuất khẩu cá tra sẽ tiếp tục lập kỷ lục mới trong năm 2007.

XK cá ngừ cũng đạt được tiến bộ lớn, đạt trên 39,2 nghìn tấn, trị giá trên trên 111 triệu USD, với sức tăng trưởng khá cao 27,8% so với cùng kỳ năm 2006. Đơn giá của cá ngừ đại dương khá cao, vì vậy đây cũng là đối tượng sản phẩm thu hút sự đầu tư phát triển của các ngư dân và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu.

Một điểm đáng chú ý và lạc quan trong tình hình XKTS của VN là mặt hàng mực và bạch tuộc đông lạnh đạt mức tăng trưởng có thể nói là cao nhất trong mấy năm gần đây với 35,5% cao hơn về giá trị so với cùng năm ngoái, đạt 60,4 nghìn tấn, trị giá 205,5 triệu USD, chiếm 7,7% tổng XKTS của nước ta. XK mặt hàng này đạt được kết quả khả quan một phần là nhờ sản lượng khai thác trong vài năm gần đây đã cải thiện lên khá nhiều.

XK cá các loại là mảng hàng hóa quan trọng luôn giữ mức tăng trưởng khá. 9 tháng đầu năm, XK cá đạt trên 85 nghìn tấn, trị giá gần 249,1 triệu USD, tăng 17,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2006. Dự đoán, XK cá các loại sẽ tiếp tục nhịp độ tiến triển như trong thời gian qua.

Bên cạnh các mặt hàng chủ lực, XK hàng khô và hải sản khác chỉ tăng ở mức khiêm tốn về giá trị và có giảm nhẹ về khối lượng. Tuy nhiên, tổng XK của các mặt hàng này cũng chiếm một phần đáng kể trong toàn bộ giá trị XK của TS VN với giá trị trên 365,6 triệu USD.