Dư nợ là khoản nợ của khách hàng đối với ngân hàng, tổ chức tín dụng thông qua các hợp đồng vay thế chấp, vay tín chấp, vay tiền trả góp… và được quy định rõ ràng về thời gian vay.
Dư nợ là khoản nợ của khách hàng đối với ngân hàng, tổ chức tín dụng thông qua các hợp đồng vay thế chấp, vay tín chấp, vay tiền trả góp… và được quy định rõ ràng về thời gian vay.
DOL có 15+ cơ sở tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng
Phản ánh tới Pháp Luật TP.HCM, ông Lê Tấn Hậu, Giám đốc một doanh nghiệp (DN) vận tải tại TP.HCM, cho biết ông rất bức xúc về quá trình thu hồi nợ của Ngân hàng Thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam (VIB), khi ngân hàng này xử lý tài sản bảo đảm (TSBĐ) là hai chiếc ô tô mà công ty ông đang thế chấp trong ngân hàng này.
Khách hàng không đồng tình với cách thu hồi nợ
Ông Hậu cho biết DN vận tải của ông có ký hai hợp đồng tín dụng lần lượt vào tháng 8-2018 và tháng 5-2019 với VIB để thế chấp hai chiếc ô tô du lịch 16 chỗ.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các DN du lịch, DN vận tải bị ảnh hưởng nghiêm trọng dẫn đến hai khoản vay trên bị chuyển sang nợ quá hạn.
Hai khoản vay bị nợ quá hạn từ tháng 6-2021 nhưng do thời điểm đó TP.HCM đang giãn cách nên hai bên không có điều kiện để ngồi lại với nhau bàn phương hướng xử lý nợ. Sau ngày 1-10-2021, khi TP.HCM mở cửa dần trở lại thì hai bên bắt đầu trao đổi về cách thức xử lý hai khoản vay này.
Ông Lê Tấn Hậu trình bày về vụ việc bị thu hồi tài sản của mình. Ảnh: HỮU ĐĂNG
Cũng theo ông Hậu, trong tháng 11-2021, có hai nhân viên xử lý nợ của VIB tới trực tiếp trụ sở công ty để làm việc và hai bên đã cùng nhau thống nhất phương án giải quyết là tất toán trước một khoản vay để giảm dư nợ. Khi công ty đang thực hiện phương án như hai bên đã thống nhất thì ngày 7-12-2021, có người liên hệ thuê hai xe loại 16 chỗ để đi du lịch.
Khi công ty cho tài xế đưa xe đến địa điểm hẹn với khách thuê tại khu đô thị Vạn Phúc, phường Hiệp Bình Phước, TP Thủ Đức thì bất ngờ bị bên VIB đến cẩu luôn hai xe về bãi xe của ngân hàng gần đó. “Điều khiến chúng tôi bức xúc là trước đó, công ty không hề nhận được thông báo thu hồi tài sản nào của ngân hàng. Buổi thu giữ xe cũng không có sự tham gia của chính quyền địa phương” - ông Hậu nói.
Ngân hàng nói thu hồi tài sản đúng luật
Thông tin về sự việc trên, Ngân hàng VIB đã có văn bản phản hồi báo Pháp Luật TP.HCM. Theo đó, VIB cho biết DN của khách hàng Hậu phát sinh nợ quá hạn nên ngân hàng đã tiến hành thu hồi TSBĐ theo quy định của pháp luật.
Cụ thể, ngày 14-10-2021, ngân hàng gửi đến khách hàng thông báo yêu cầu trả nợ và chủ động bàn giao TSBĐ.
Ngày 21-10-2021, ngân hàng gửi đến khách hàng thông báo xử lý TSBĐ và thông báo thu hồi toàn bộ khoản vay và chuyển nợ quá hạn.
Ngày 7-12-2021, ngân hàng gửi trực tiếp văn bản cho UBND và Công an phường Hiệp Bình Phước (nơi thu giữ tài sản) về việc đề nghị hỗ trợ thu hồi TSBĐ và tiến hành thu giữ hai xe trong cùng ngày.
Cũng theo VIB, ngân hàng đã liên tục hỗ trợ, tạo điều kiện để khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong suốt nhiều tháng nhưng khách hàng liên tục vi phạm các cam kết/phương án mà khách hàng đã đưa ra trước đó. Biện pháp thu hồi TSBĐ để xử lý khoản vay chỉ được ngân hàng áp dụng sau khi khách hàng đã không khắc phục và nhiều lần không tuân thủ cam kết trả nợ.
Luật quy định thu hồi tài sản ra sao?
Do hai khoản vay của ông Hậu được ký kết vào năm 2018 và năm 2019 nên theo Điều 61 Nghị định 21/2021 thì quy trình thu hồi tài sản được thực hiện theo Nghị định 163/2006.
Theo đó, Điều 62 và Điều 63 Nghị định 163/2006 quy định khi thực hiện thu giữ TSBĐ, người xử lý tài sản có trách nhiệm thông báo trước cho người giữ tài sản về việc áp dụng biện pháp thu giữ TSBĐ trong một thời hạn hợp lý. Và chỉ được xử lý thu giữ tài sản sau bảy ngày kể từ ngày thông báo.
Ngoài ra, theo khoản 5 Điều 63 Nghị định 163 (được hướng dẫn tại Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2014) thì trước thời điểm thu giữ TSBĐ ít nhất bảy ngày làm việc, người xử lý TSBĐ có quyền gửi văn bản thông báo về việc thu giữ TSBĐ đến UBND cấp xã nơi tiến hành thu giữ để đề nghị hỗ trợ.
Như vậy, trong trường hợp này, ngân hàng cho biết đã gửi thông báo thu hồi tài sản (21-10-2021) nhưng khách hàng không nhận được thì cần phải xem xét lại quá trình, hình thức gửi thông báo để giải quyết khúc mắc.
Bên cạnh đó, theo quy định thì trước khi tiến hành thu giữ ít nhất bảy ngày làm việc, ngân hàng có quyền gửi văn bản đề nghị UBND cấp xã, công an địa phương hỗ trợ. Trường hợp này, ngân hàng gửi văn bản thông báo cho địa phương cùng với ngày tiến hành thu giữ là không đúng về thời gian gửi thông báo. Nhưng đây là quyền của ngân hàng, không phải là quy định bắt buộc nên rất khó để nói sai quy trình thu hồi nợ.
Do đó, hai bên cần ngồi lại trực tiếp với nhau để có phương án xử lý, tạo điều kiện cho nhau để giải quyết vụ việc.
Luật sư ĐỖ THANH TRUNG, Đoàn Luật sư TP.HCM
Phụ thu tiếng Anh là gì? Phụ thu trong tiếng Anh được gọi là “surcharge” /ˈsɜːrˌtʃɑːrdʒ/ hoặc “additional charge” /əˌdɪʃənl tʃɑːrdʒ/.
Phụ thu là một khoản tiền bổ sung, tính thêm vào giá gốc của một sản phẩm hoặc dịch vụ. Điều này xảy ra trong nhiều tình huống khác nhau, chẳng hạn khi bạn mua hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ. Phụ thu được áp dụng để đảm bảo rằng các chi phí hoặc yêu cầu đặc biệt không được bao gồm trong giá gốc, người mua hoặc sử dụng dịch vụ cần trả thêm tiền cho những yếu tố này.
Combinations with other parts of speech
Kết quả: 27, Thời gian: 0.0287