Đất hiếm là một loại khoáng sản có giá trị lớn, tuy nhiên không có quá nhiều người biết đất hiếm là gì.
Đất hiếm là một loại khoáng sản có giá trị lớn, tuy nhiên không có quá nhiều người biết đất hiếm là gì.
Theo Điều 30 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường như sau:
Theo khoản 3 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về tiêu chí về môi trường để phân loại dự án đầu tư như sau:
Theo đó, hiện nay việc khai thác đất hiếm được xem là khai thác khoáng sản, trong trường hợp dự án khai thác đất hiếm có quy mô, công suất lớn hoặc với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường thì sẽ phải thực hiện đánh giá tác động môi trường theo quy định.
Trên thực tế, vì trong đất hiếm có chứa chất phóng xạ nên nếu khai thác không đảm bảo sẽ gây ô nhiễm môi trường. Cho nên khi có dự án khai thác đất hiếm sẽ phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.
Theo Điều 31 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về thực hiện đánh giá tác động môi trường như sau:
Theo đó, việc đánh giá tác động môi trường sẽ do chủ dự án đầu tư thực hiện hoặc có thể thực hiện thông qua đơn vị tư vấn có đủ điều kiện
TPO - Ngày 20/10, Cơ quan cảnh sát điều tra (Bộ Công an) khởi tố, bắt tạm giam Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Dương liên quan đến việc bán trái phép hơn 11.000 tấn quặng đất hiếm, trị giá khoảng 440 tỷ đồng.
Mỏ đất hiếm này nằm cách TP Yên Bái gần 60 km, cách trung tâm huyện Văn Yên gần 20 km, trữ lượng khai thác gần 1,9 triệu tấn đất quặng (tương ứng hơn 23.500 tấn tổng oxit đất hiếm TR2O3, gần 260.000 tấn tinh quặng sắt 60% Fe).
Ngày 21/10, có mặt tại mỏ đất hiếm Yên Phú, PV ghi nhận các phương tiện vận tải đã dừng hoạt động.
Máy móc, trang thiết bị sản xuất nằm im bất động.
Khai trường còn lại những hố đất bị san gạt, những điểm tập kết quặng chất đống la liệt chưa được vận chuyển.
Tại các xưởng, công nhân vắng bóng không một bóng người, xung quanh công xưởng là các bao tải được để sẵn, một số phương tiện tại bãi cùng một số lượng đất hiếm, quặng tập kết trước cửa.
Trước đó, ngày 9/10, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu đồng loạt khám xét khẩn cấp 21 địa điểm khai thác, tập kết, kinh doanh và nhà riêng của các bị can liên quan, tạm giữ ước tính hơn 13.700 tấn quặng đất hiếm và hơn 1.400 tấn quặng sắt.
Ngày 20/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) khởi tố, bắt tạm giam ông Đoàn Văn Huấn (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Dương), Nguyễn Văn Chính (Phó tổng giám đốc kiêm Kế toán trưởng) về các tội Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên và Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng. Bốn bị can khác thuộc Công ty Hợp Thành Phát và Công ty Cổ phần Đất hiếm Việt Nam bị khởi tố về tội Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng.
Quá trình điều tra, bước đầu cơ quan chức năng xác định bị can Huấn và Chính đã chỉ đạo, tổ chức khai thác, tiêu thụ trái phép hơn 11,2 triệu kg quặng đất hiếm có trị giá khoảng 440 tỷ đồng và hơn 152,8 triệu kg quặng sắt có trị giá khoảng 192 tỷ đồng.
Thông qua việc này, các bị can hưởng lợi bất chính khoảng 632 tỷ đồng. Hành vi của các bị can vi phạm Chỉ thị số 02/CT-TTg của Thủ tướng; các khoản 3, 5, 7 Điều 2 và Điều 3 Giấy phép khai thác khoáng sản số 927/GP-BTNMT.
Ngoài ra, cơ quan điều tra xác định, bị can Đoàn Văn Huấn và Nguyễn Văn Chính còn thỏa thuận với Công ty Cổ phần Đất hiếm Việt Nam và Công ty Hợp Thành Phát xuất hóa đơn VAT giảm số lượng, giảm đơn giá bán để giúp Thái Dương để ngoài sổ sách kế toán trên 28 tỷ đồng, không thực hiện nghĩa vụ kê khai nộp thuế, gây thiệt hại (tạm tính) cho Nhà nước trên 7,5 tỷ đồng.
Hôm qua, một vụ sạt lở đã xảy ra tại mỏ đất ở xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà. Rất may, vụ sạt lở không thiệt hại về người.
Theo đó, vào khoảng 11h30phút, ngày 23/9, khoảng 40m3 đất tại mỏ đất của Công ty TNHH Hoàng Tuấn Khanh, ở xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà bất ngờ đổ sập từ trên cao xuống, vùi lấp 1 phần chiếc máy xúc của đơn vị.
Mỏ đất lại xã Lưu Vĩnh Sơn bị sạt lở trưa 23/9
Thời điểm xảy ra sự cố, các công nhân đang nghỉ trưa nên không gây thương vong về người. Sau khi xảy ra sự việc, chính quyền địa phương, cơ quan chức năng trên địa bàn đã đến kiểm tra tại hiện trường, bước đầu lực lượng chức năng xác định, việc khai thác của đơn vị không đúng theo thiết kế mỏ đã được phê duyệt nên gây ra hiện tượng sạt lỡ nói trên.
Qua vụ việc này, cảnh báo các chủ mỏ, các doanh nghiệp về việc chấp hành các quy định trong khai thác khoáng sản, đối với các mỏ vật liệu xây dựng trên địa bàn Hà Tĩnh./.
Ngày 20/10, Bộ Công an thông tin, ông Đoàn Văn Huấn, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Dương, cùng 5 người khác bị khởi tố về hành vi sai phạm trong khai thác, tiêu thụ quặng đất hiếm, quặng sắt tại mỏ đất hiếm ở xã Yên Phú (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái).
Công ty Cổ phần Tập đoàn Thái Dương được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép thăm dò đất hiếm tại mỏ Yên Phú, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái từ tháng 6/2013, với diện tích 6,24ha. Thời gian khai thác 8 năm 1 tháng kể từ ngày ký giấy phép.
Mỏ đất hiếm này nằm cách TP Yên Bái gần 60km, cách trung tâm huyện Văn Yên gần 20km, trữ lượng khai thác gần 1,9 triệu tấn đất quặng (tương ứng hơn 23.500 tấn tổng oxit đất hiếm TR2O3, gần 260.000 tấn tinh quặng sắt 60% Fe).
Theo Bộ Công an, các bị can trong vụ án được xác định có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác, chế biến và tiêu thụ quặng đất hiếm, quặng sắt tại mỏ Yên Phú, xã Yên Phú, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái của Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Dương.
Theo quan sát của phóng viên ngày 22/10 tại mỏ đất hiếm xã Yên Phú, các phương tiện vận tải đã dừng hoạt động. Máy móc, trang thiết bị sản xuất nằm im bất động.
Cận cảnh mỏ đất hiếm tại xã Yên Phú, huyện Văn Yên.
Toàn cảnh mặt trước lối vào khu vực nhà máy trong mỏ đất hiếm.
Qua quan sát có thể thấy, nhiều khu vực đất đồi bị san bạt để phục vụ quá trình khai thác đất hiếm.
Trước đó, ngày 9/10, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu đồng loạt khám xét khẩn cấp 21 địa điểm khai thác, tập kết, kinh doanh và nhà riêng của các đối tượng có liên quan tại tỉnh Yên Bái và 3 tỉnh, TP khác có liên quan; tạm giữ ước tính khoảng 13.715 tấn quặng đất hiếm và hơn 1.400 tấn quặng sắt.
Quá trình điều tra ban đầu xác định, Đoàn Văn Huấn và Nguyễn Văn Chính đã chỉ đạo, tổ chức khai thác, tiêu thụ trái phép hơn 11.000 tấn quặng đất hiếm có trị giá khoảng 440 tỷ đồng và hơn 152.000 tấn quặng sắt có trị giá khoảng 192 tỷ đồng, hưởng lợi bất chính tổng số tiền khoảng 632 tỷ đồng.
Các bị can đã vi phạm Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 09/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ và Giấy phép khai thác khoáng sản số 927/GP-BTNMT.
Ngoài ra, Huấn và Chính còn thỏa thuận với Công ty cổ phần Đất hiếm Việt Nam và Công ty Hợp Thành Phát trong quá trình mua bán quặng đất hiếm và quặng sắt, xuất hóa đơn VAT giảm số lượng và đơn giá bán thực tế.
Hành vi trên giúp Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Dương để ngoài sổ sách kế toán hơn 28 tỷ đồng thu được từ việc bán quặng đất hiếm và quặng sắt, không thực hiện nghĩa vụ kê khai nộp thuế, gây thiệt hại (tạm tính) cho Nhà nước hơn 7,5 tỷ đồng.