Mẫu Quyết Toán Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp

Mẫu Quyết Toán Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp

Bạn đã nắm rõ quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp: cách tính thuế TNDN, cách hạch toán, kỳ tính thuế TNDN, đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp…? Cùng Anpha phân tích chi tiết (kèm ví dụ) về thuế TNDN tại bài viết dưới đây!

Bạn đã nắm rõ quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp: cách tính thuế TNDN, cách hạch toán, kỳ tính thuế TNDN, đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp…? Cùng Anpha phân tích chi tiết (kèm ví dụ) về thuế TNDN tại bài viết dưới đây!

I. Quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN)

Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu, tính trên phần thu nhập chịu thuế của tổ chức, doanh nghiệp từ hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động chuyển nhượng và các hoạt động khác trong kỳ tính thuế.

Đối tượng nộp thuế TNDN là các tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế đều phải có nghĩa vụ nộp thuế TNDN bao gồm:

Lưu ý: Trừ một số trường hợp không thuộc diện nộp thuế TNDN theo quy định như: hộ gia đình, cá nhân kinh doanh, hợp tác xã sản xuất có thu nhập từ sản phẩm mặt hàng về nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản...

Kỳ tính thuế TNDN được xác định dựa trên năm dương lịch hoặc năm tài chính:

Đối với doanh nghiệp mới thành lập có kỳ tính thuế năm đầu tiên và doanh nghiệp có kỳ tính thuế năm cuối cùng khi chuyển đổi loại hình, hình thức sở hữu, hoặc sáp nhập, chia, tách, hợp nhất, phá sản, giải thể có thời gian ngắn hơn 3 tháng thì được cộng với kỳ tính thuế năm tiếp theo để hình thành một kỳ tính thuế TNDN. Kỳ tính thuế TNDN năm đầu tiên hoặc cuối cùng không vượt quá 15 tháng.

➤ Kỳ tính thuế TNDN đối với doanh nghiệp nước ngoài

Kỳ tính thuế TNDN theo từng lần phát sinh áp dụng đối với doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam khi có thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản này không liên quan đến hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp.

➤ Thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

II. Hướng dẫn cách hạch toán, cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Tổ chức, đơn vị sự nghiệp không phải là doanh nghiệp hoạt động và thành lập theo pháp luật Việt Nam quy định, doanh nghiệp nộp thuế GTGT có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo phương pháp trực tiếp phát sinh thu nhập chịu thuế TNDN mà các đơn vị này không xác định được chi phí nhưng xác định được doanh thu thì thu nhập của hoạt động kinh doanh phải kê khai và tính theo tỷ lệ % trên doanh thu khi nộp thuế TNDN.

Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ

➤ Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu

Theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 quy định về thuế suất thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu như sau:

Hoạt động dịch vụ (Gồm lãi cho vay, lãi tiền gửi)

[Thu nhập tính thuế - Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có)]

2.1. Phần trích lập quỹ Khoa học & Công nghệ (KH&CN)

Theo Thông tư 12/2016/TTLT-BKHCN-BTC, ngày 28/06/2016 của Bộ Khoa học & Công nghệ quy định về đối tượng áp dụng bao gồm: các doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam, các cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước khác có liên quan.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư 78/2014/TT-BTC, thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được tính như sau:

(Khoản thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định)

Lưu ý: Nếu thu nhập tính thuế bé hơn hoặc bằng 0 thì không phải nộp thuế TNDN.

Theo Điều 2 Thông tư 96/2015/TT-BTC, thu nhập chịu thuế được xác định như sau:

Theo Điều 8 Thông tư 78/2014/TT-BTC và Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 6 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định về một số khoản thu nhập được miễn thuế như sau:

2.5. Các khoản lỗ được kết chuyển

Theo Điều 9 Thông tư 78/2014/TT-BTC thì cuối năm sau khi quyết toán thuế mà doanh nghiệp lỗ thì được chuyển toàn bộ số lỗ đó vào thu nhập (thu nhập chịu thuế đã trừ thu nhập miễn thuế) và liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

2.6. Quy định về mức thuế suất thuế TNDN

Các ngành nghề có thuế suất không đổi đến thời điểm hiện tại theo Thông tư 123/2012/TT-BTC được ký ngày 27/07/2012:

Các ngành nghề có thuế suất thay đổi qua các giai đoạn:

Các doanh nghiệp ngành nghề phổ thông

Thông tư 123/2012/TT-BTC ký ngày 27/07/2012

Doanh nghiệp có tổng doanh thu trong năm không quá 20 tỷ đồng và được thành lập theo quy định của pháp luật bao gồm đơn vị sự nghiệp, hợp tác xã.

Thông tư 141/2013/TT-BTC ký ngày 16/10/2013

Doanh nghiệp có tổng doanh thu trong năm trên 20 tỷ

Doanh nghiệp mới thành lập trong năm không đủ 12 tháng (trừ các trường hợp ưu đãi về thuế)

Từ 01/01/2014 đến ngày 31/12/2015

Doanh nghiệp có tổng doanh thu trong năm không quá 20 tỷ và được thành lập theo quy định của pháp luật bao gồm đơn vị sự nghiệp, hợp tác xã

Thông tư 78/2014/TT-BTC ký ngày 18/09/2014 và Thông tư 96/2015/TT-BTC ký ngày 22/06/2015

Doanh nghiệp có tổng doanh thu trong năm trên 20 tỷ

Doanh nghiệp mới thành lập trong năm không đủ 12 tháng (trừ các trường hợp ưu đãi về thuế)

- Các doanh nghiệp ngành nghề phổ thông

- Doanh nghiệp có thu nhập từ chuyển nhượng vốn

- Doanh nghiệp có thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán

- Doanh nghiệp có thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản

Thông tư 78/2014/TT-BTC ký ngày 18/09/2014 và Thông tư 96/2015/TT-BTC ký ngày 22/06/2015

Có TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Có TK 821 - Chi phí thuế TNDN (8211).

Nợ TK 821 - Chi phí thuế TNDN (8211);

Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh;

Có TK 8211 (chi phí thuế TNDN hiện hành).

Nợ TK 8211 - Chi phí thuế TNDN hiện hành;

Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.

III. Các câu hỏi thường gặp về thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN)

1. Doanh nghiệp của tôi mới thành lập vào ngày 18/10/2021, kinh doanh về thiết bị đồ dùng gia đình, do mới thành lập nên chưa phát sinh doanh thu thì có cần phải nộp tờ khai thuế TNDN và nộp thuế TNDN không?

Vũ Trường - Phòng Kế toán Anpha

(Chinhphu.vn) - Công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ từ 25/1 - 2/2/2025; Nghỉ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày; nghỉ Quốc khánh 2025 kéo dài 4 ngày.

Đánh giá dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) có tác động lớn đến các doanh nghiệp, đại biểu Quốc hội cho rằng, nên cân nhắc việc áp thuế thu nhập doanh nghiệp phù hợp để tạo điều kiện môi trường thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp phát triển, phục hồi hậu đại dịch Covid-19.

Đại biểu Quốc hội đề xuất áp dụng mức thuế suất ưu đãi 10% cho các cơ quan báo chí đối với phần thu nhập từ hoạt động ngoài nhiệm vụ chính trị như quảng cáo, tổ chức sự kiện…; đồng thời, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các khoản tài trợ, viện trợ cho cơ quan báo chí.

Nên giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho đơn vị sự nghiệp công lập

Nhất trí với việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng rượu bia, các đại biểu Quốc hội cũng cho rằng cần có một lộ trình áp dụng rõ ràng, tính toán kỹ lưỡng để tránh gây khó khăn cho sản xuất và buôn bán hợp pháp, đồng thời phải có biện pháp chống buôn lậu hiệu quả.

Các cơ quan cho rằng, việc sửa đổi

nhằm đáp ứng các yêu cầu từ thực tiễn, tình hình phát triển mới của nền kinh tế cũng như yêu cầu hội nhập quốc tế.

Tại phiên họp cho ý kiến (lần 2) về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị Chính phủ tiếp thu các ý kiến của Thường vụ Quốc hội và cơ quan thẩm tra để tiếp tục hoàn thiện dự án Luật trình Quốc hội vào thời điểm thích hợp khi đủ điều kiện.

Mục tiêu cuối cùng sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp là bảo đảm nguồn thu ngân sách ổn định, nâng cao tỷ lệ động viên thu nội địa, khắc phục tình trạng chuyển giá, phòng chống

, thất thu thuế, hạn chế các hành vi làm xói mòn cơ sở thuế.

Nhận định nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là động lực quan trọng cho phát triển, thành phố Hà Nội đã tích cực cải thiện môi trường đầu tư, tạo nhiều điều kiện thuận lợi để có thể thu hút được các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trên thế giới. Mới đây, Luật Thủ đô 2024 được Quốc hội khóa XV thông qua với nhiều cơ chế đặc thù mở thêm nhiều hướng phát triển cho thành phố, giúp Hà Nội tăng thêm sức hút đối với các nhà đầu tư lớn.

Xác định hiện đại hóa hệ thống thuế là cấu phần quan trọng trong chuyển đổi số, tiến tới chính phủ điện tử, thời gian qua, Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa công tác quản lý thuế ở tất cả các khâu... Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, chống thất thu cho ngân sách nhà nước.

Sau ba năm thực thi Nghị định 132/2020/NĐ-CP về

đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết đã bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong bối cảnh sản xuất khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã khó lại càng khó hơn do phải đóng thêm thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần đi vay bị vượt trần.

Theo dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu, các quy định về việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu của OECD, hay còn được gọi là quy định về chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu, sẽ bắt đầu được áp dụng từ kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2024.

Tổng cục Thuế đã ban hành Công văn số 4586/TCT-KK công khai danh sách 1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất (V.1000) trong năm 2022.

Theo thống kê của Bộ Tài chính, hiện 1.015 doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có công ty mẹ thuộc đối tượng áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu. Trong đó, hơn 70 doanh nghiệp có khả năng chịu ảnh hưởng của thuế tối thiểu toàn cầu khi được áp dụng từ năm 2024.

Mới đây, Bộ Tài chính công bố, tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) thực hiện tháng 4 năm nay ước chỉ đạt 139,1 nghìn tỷ đồng (8,6% dự toán), bằng 82,4% mức thu bình quân quý I (thấp hơn khoảng 29,7 nghìn tỷ đồng). Lũy kế thu NSNN bốn tháng ước đạt 645,4 nghìn tỷ đồng, bằng 39,8% dự toán, bằng 95% so với cùng kỳ năm trước.

Bộ Tài chính mới đây cho biết, thực hiện Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 8/4/2023 của Chính phủ về Hội nghị Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2023, trong đó giao Bộ Tài chính trình cấp có thẩm quyền việc nghiên cứu, đề xuất giảm

, Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ, đề xuất giảm tỷ lệ thu đối với sắc thuế quan trọng này.

Hầu hết các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người dân thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội đã hết thời gian thực hiện hoặc hiệu quả thấp. Do đó, việc ban hành chính sách hỗ trợ mới như giảm thuế, phí, giảm mặt bằng lãi suất cho vay sẽ có tác dụng kích thích tăng trưởng, hỗ trợ sản xuất kinh doanh.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 12/2023/NĐ-CP quy định việc

giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2023. Đối tượng áp dụng quy định tại Nghị định này bao gồm: người nộp thuế; cơ quan thuế; công chức thuế; cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Tổng cục Thuế đã và đang theo dõi sát diễn biến của các nước áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu, bao gồm các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư ra nước ngoài và nhận đầu tư từ nước ngoài. Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh, khi áp dụng Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu sẽ có những tác động cả về mặt cơ hội và những thách thức đối với kinh tế Việt Nam.

Để hỗ trợ cho người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế được thuận lợi, Tổng cục Thuế sẽ tổ chức Hội nghị Hỗ trợ trực tuyến quyết toán thuế năm 2022, với nội dung hướng dẫn, giải đáp vướng mắc liên quan đến quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân năm 2022.

Chương trình đồng hành cùng người nộp thuế đang được Cục Thuế thành phố Hà Nội triển khai tại văn phòng Cục và tất cả 25 Chi cục trực thuộc, trước mắt nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp quyết toán thuế năm 2022.

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2023.

Thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý IV/2022 là ngày 30/1/2023. Đến ngày 30/1/2023, doanh nghiệp phải thực hiện tạm nộp 80% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán năm. Bắt đầu từ ngày 1/1/2023 không áp dụng quy định giảm thuế giá trị gia tăng đối với nhóm hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/1/2022…

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Nghị định số 91/2022/NĐ-CP ngày 30/10/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế.

Theo Điều 3 của Nghị quyết số 116/2020/QH14 (Nghị quyết 116) về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác, hôm nay (3-8), Nghị quyết 116 sẽ chính thức có hiệu lực.

Hiện nay khi kiểm tra quyết toán thuế thường phát sinh vấn đề; Thu nhập chịu thuế do cơ quan thuế xác định thường lớn hơn lợi nhuận theo báo cáo quyết toán tài chính của doanh nghiệp. Vấn đề này còn có sự nhìn nhận khác nhau. Một số DN còn lúng túng trong hạch toán, trong việc xác định số liệu khi thực hiện quyết toán tài chính và quyết toán thuế, chưa quen với sự khác nhau này và đòi hỏi số liệu kế toán và thuế phải thống nhất với nhau. Vì sao có sự khác nhau này và có thể khắc phục vấn đề này hay không?

Theo quy định của Luật thuế TNDN thì thu nhập chịu thuế (TNCT) = doanh thu -chi phí hợp lý + TNCT khác.

Theo chế độ tài chính doanh nghiệp và chế độ kế toán hiện hành thì lợi nhuận doanh nghiệp (LNDN) = doanh thu - CPKD + TN khác.

Theo điểm 1 phần II Thông tư số 128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế TNDN "doanh thu để tính TNCT là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền". Theo chế độ kế toán ban hành theo Quyết định số 1141TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài chính "Doanh thu bán hàng là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hoá, tiền cung ứng dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán".

Đối với thu nhập khác: giữa chế độ tài chính DN, kế toán và Luật thuế TNDN không có sự khác nhau nhiều về nội dung các khoản mục thu nhập, do đó sẽ không ảnh hưởng lớn đến sự khác nhau giữa TNCT và LNDN.

Loại trừ sự ảnh hưởng của hai nhân tố doanh thu và thu nhập khác như trên và loại trừ nhân tố chủ quan ta sẽ thấy rằng sự khác nhau giữa TNCT và LNDN chủ yếu là do sự khác nhau giữa chi phí hợp lý (CPHL) theo quy định của Luật thuế TNDN và chi phí kinh doanh (CPKD) của DN. Thực tế cho thấy sự khác nhau giữa chi phí hợp lý và chi phí kinh doanh chủ yếu do các nguyên nhân sau:

1/Còn có các quy định khác nhau về chi phí trong các văn bản về chế độ tài chính DN, chế độ kế toán và chính sách về thuế TNDN. Có thể thấy một số khác nhau như:

Một số khoản tiền phạt như phạt vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, phạt hành chính về thuế và các khoản nộp khác là chi phí thực tế của DN, theo chế độ kế toán được hạch toán vào chi phí tài chính (TK635) nhưng không được đưa vào chi phí tính TNCT (khoản 4 Điều 5 Nghị định số 164/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 của Bộ Tài chính)

Theo chế độ kế toán thì toàn bộ chi phí phải trả lãi tiền vay thực tế phát sinh được hạch toán vào TK 635 "chi phí tài chính". Tuy nhiên theo quy định tại khoản 7 Điều 5 Nghị định số 164/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 của Bộ Tài chính thì khoản chi trả lãi vay vốn pháp định, vốn điều lệ; lãi vay quá hạn, lãi vay phải trả cho đối tượng khác có lãi suất vượt quá mức lãi suất khống chế theo quy định của chính sách về thuế TNDN không được đưa vào chi phí tính TNCT.

Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi và các khoản chi phí khác vượt tỷ lệ khống chế theo quy định của Luật thuế TNDN thì không được tính vào chi phí hợp lý để tính thu nhập chịu thuế (khoản 11 Điều 5 Nghị định số 164/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 của Bộ Tài chính). Tuy nhiên theo chế độ tài chính doanh nghiệp thì các khoản chi này đều có đủ hoá đơn chứng từ thì được xác định theo số thực chi...

2/Do các khoản chi phí không có hoá đơn nên bị loại ra khi xác định chi phí hợp lý để tính TNCT. Theo quy định tại tiết b điểm 2 Điều 9 Luật thuế TNDN "Không được tính vào chi phí hợp lý các khoản sau đây:... b/Các khoản chi không có chứng từ hoặc chứng từ không hợp pháp". Như vậy một khoản chi mặc dù là chi phí thực tế của DN trong việc tạo ra doanh thu và lợi nhuận nhưng nếu không có hoá đơn, chứng từ hợp pháp thì theo quy định của Luật thuế TNDN sẽ không được chấp nhận là chi phí hợp lý để tính trừ khi xác định TNCT.

Do yêu cầu kiểm tra, để đảm bảo số liệu kế toán được kiểm tra đầy đủ, toàn diện, liên tục và thống nhất nên khi kiểm tra chi phí tính thuế cán bộ kiểm tra không những chỉ kiểm tra chi phí trong thời kỳ kiểm tra ở phần thể hiện ở TK 911 (XĐKQKD) đối ứng với các TK chi phí 154, 632, 641, 642 (tương ứng với chi phí kinh doanh trong kỳ của DN) mà việc kiểm tra còn phải thực hiện ở cả những khoản chi phí phát sinh trong kỳ nhưng không tính vào chi phí để tính kết quả kinh doanh trong kỳ như chi phí hàng tồn kho, chi phí chờ phân bổ v.v. Do đó giả sử trong kỳ tính thuế chi phí hợp lý phù hợp với chi phí kinh doanh của doanh nghiệp thì nếu các chi phí của hàng tồn kho, chi phí phân bổ không hợp lý sẽ dẫn đến sự khác nhau giữa TNCT và LNDN trong kỳ tính thuế.

3/ Sự khác nhau giữa thu nhập chịu thuế và lợi nhuận doanh nghiệp này đã được Bộ Tài chính hướng dẫn tại công văn số 1242TC/TCDN ngày 6/4/2000 về việc lập và kiểm tra báo cáo tài chính năm 1999 của DNNN "Cần phân biệt giữa chi phí thực tế và chi phí tính TNCT... DN được hạch toán chi phí theo quy định tại Thông tư số 63/1999/TT-BTC ngày 7/9/1999 và Thông tư số 8/2000/TC/TCDN ngày 19/1/2000 để xác định lợi nhuận thực hiện. Chi phí theo quy định tại Thông tư số 99/1998/TT-BTC ngày 17/7/1998 là chi phí để tính TNCT".

Như vậy thu nhập chịu thuế và lợi nhuận doanh nghiệp hiện nay là hai đại lượng khác nhau cả trong chính sách và thực tiễn. Theo công thức xác định TNCT và LNDN nói trên sau khi loại trừ ảnh hưởng của doanh thu và thu nhập khác, ta thấy rằng để TNCT và LNDN bằng  nhau thì chi phí hợp lý phải bằng chi phí kinh doanh. Cụ thể là:

Các quy định về chi phí giữa chế độ tài chính doanh nghiệp, kế toán và chính sách về thuế TNDN phải thống nhất với nhau. Thực tế trong thời gian qua Nhà nước ta đã từng bước thay đổi, hoàn thiện chế độ tài chính doanh nghiệp, chế độ hạch toán kế toán và chính sách thuế TNDN với việc ban hành các chuẩn mực kế toán, sửa đổi bổ sung nhiều chính sách về chế độ tài chính DN, chính sách thuế TNDN theo hướng thu hẹp dần sự khác nhau giữa chế độ TCDN và thuế. Do đó nhân tố này sẽ có ảnh hưởng không lớn đến sự khác nhau giữa chi phí tính thuế và chi phí SXKD của DN.

Tất cả các hoạt động mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ đều có hoá đơn. Đây là biện pháp cơ bản, lâu dài để giảm độ lệch giữa LNDN và TNCT... Các DN cũng đã thấy rằng sử dụng hoá đơn trong mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ không những sẽ làm cho việc xác định số thuế TNDN chính xác, phù hợp hơn với lợi nhuận thực tế mà còn là biện pháp làm lành mạnh tình hình tài chính DN, giám sát được chi phí để hạ giá thành. Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay việc chi phí sản xuất kinh doanh của DN không đảm bảo về hoá đơn chứng từ hợp pháp vẫn còn là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến sự khác nhau giữa TNCT và LNDN.

Thuế TNDN là loại thuế trực thu do đó chịu ảnh hưởng bởi khả năng của người nộp thuế. Sự tăng trưởng bền vững nguồn thu từ loại thuế này chỉ có thể bằng sự phát triển của sản xuất kinh doanh, từ sự ổn định và phát triển nguồn lực tài chính DN mà lợi nhuận DN là một chỉ tiêu biểu hiện. Khi thu nhập chịu thuế phù hợp với lợi nhuận của DN (độ lệch là tối thiểu) thì thuế TNDN không chỉ là nguồn thu của ngân sách Nhà nước mà còn là sự phản ánh khả năng đóng góp của từng DN, doanh nhân vào sự phát triển của đất nước. Để đạt mục tiêu này phải có sự nỗ lực đồng hành từ cả cơ quan quản lý thu và DN cả về mặt hoàn thiện chính sách và việc thực hiện các chính sách đó.