Văn phòng tư vấn luật đất đai, tư vấn chuyên sâu lĩnh vực pháp luật đất đai, nhà ở, nhằm giúp khách hàng có được những giải pháp tối ưu, đạt được các lợi ích trong giao dịch phát sinh từ quan hệ đất đai.
Văn phòng tư vấn luật đất đai, tư vấn chuyên sâu lĩnh vực pháp luật đất đai, nhà ở, nhằm giúp khách hàng có được những giải pháp tối ưu, đạt được các lợi ích trong giao dịch phát sinh từ quan hệ đất đai.
Địa chỉ Văn phòng luật sư Quang Thái tại 12 mạc đĩnh chi, Quận 1, Tp hcm;
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và thực hiện các dịch vụ luật nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.
Giải quyết tranh chấp đất đai là dịch vụ chuyên sâu đòi hỏi trình độ chuyên môn cao và sự dày dặn kinh nghiệm của luật sư trong lĩnh vực tố tụng. Hiện nay những tranh chấp về đất đai thường liên quan đến nhiều thế hệ và khá phức tạp vì vậy những vụ án thường kéo dài và gây nhiều tổn thất về cả kinh tế cũng như phá vỡ nhiều mối quan hệ trong xã hội.
Sau đây là 1 số vấn đề cần lưu ý khi giải quyết tranh chấp về đất đai:
- Về việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng:
Hiện nay, Khoản 1 Điều 203 Luật Đất đai năm 2013 quy định: tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại Uỷ ban nhân dân (UBND) xã, phường, thị trấn mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì thẩm quyền giải quyết được xác định theo hướng “Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Toà án nhân dân giải quyết…”. Đối với các tranh chấp đất đai mà không có giấy tờ hợp lệ theo quy định tại điều 100 thì có thể nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền.
- Về việc hoà giải cơ sở đối với những tranh chấp về đất đai:
Hòa giải tranh chấp đất đai được quy định tại Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 và tại Điều 88 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/05/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai (sau đây gọi là Nghị định số 43/2014/NĐ-CP.
Mọi tranh chấp đất đai đều phải qua thủ tục hoà giải tại UBND xã, phường trước khi khởi kiện ra Toà án. Theo quy định tại khoản 1 điều 202 Luật đất đai 2013 thì nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải, nếu hòa giải không được thì gửi đơn yêu cầu ủy ban nhân xã giải quyết. Thời gian giải quyết việc hòa giải tại cơ sở là 45 ngày kể từ gày nhận được đơn.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Bảo vệ đất nông nghiệp theo pháp luật đất đai ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.