Hưng Yên, một tỉnh thành không nổi bật với nhiều cảnh quan thiên nhiên quyến rũ, nhưng lại được biết đến với bề dày truyền thống văn hóa phong phú và đa dạng. Nằm giữa lòng đồng bằng sông Hồng, Hưng Yên không chỉ là một vùng đất giàu lịch sử mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa độc đáo của người dân nơi đây. Vậy, Hưng Yên thuộc miền nào? Đây là câu hỏi thú vị mà nhiều người muốn khám phá. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vị trí địa lý, các huyện, thành phố của tỉnh Hưng Yên, cũng như những nét đặc trưng văn hóa, món ăn và đặc sản nổi tiếng của nơi đây. Hãy cùng iDiaDiem dạo bước vào hành trình tìm hiểu về tỉnh Hưng Yên và những điều thú vị mà nó mang lại!
Hưng Yên, một tỉnh thành không nổi bật với nhiều cảnh quan thiên nhiên quyến rũ, nhưng lại được biết đến với bề dày truyền thống văn hóa phong phú và đa dạng. Nằm giữa lòng đồng bằng sông Hồng, Hưng Yên không chỉ là một vùng đất giàu lịch sử mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa độc đáo của người dân nơi đây. Vậy, Hưng Yên thuộc miền nào? Đây là câu hỏi thú vị mà nhiều người muốn khám phá. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vị trí địa lý, các huyện, thành phố của tỉnh Hưng Yên, cũng như những nét đặc trưng văn hóa, món ăn và đặc sản nổi tiếng của nơi đây. Hãy cùng iDiaDiem dạo bước vào hành trình tìm hiểu về tỉnh Hưng Yên và những điều thú vị mà nó mang lại!
Bánh tẻ đặc sản Văn Giang, Hưng Yên, là sự kết hợp tinh tế từ những nguyên liệu đơn giản như thịt, mộc nhĩ, hành, đỗ xanh... mà vẫn gây ấn tượng sâu sắc cho thực khách. Bánh răng bừa Văn Giang trải qua nhiều công đoạn. Gạo tẻ ngon được ngâm vài tiếng, sau đó xay nhuyễn với nước vôi để tạo thành bột nước. Bột nước được đun dưới ngọn lửa liu riu, khuấy đều tay cho đến khi đạt độ chớm chín, tạo nên lớp bột mịn và không vón. Đây là công đoạn quyết định sự thành công của mẻ bánh, đòi hỏi sự khéo léo và sức mạnh của người làm bánh. Kết hợp giữa lớp bột dẻo thơm, nhân bánh béo ngậy và lá dong, bánh răng bừa Văn Giang trở thành một đặc sản nổi tiếng mà chỉ khi đến Văn Giang thực khách mới có thể trải nghiệm hết hương vị độc đáo của đồng quê.
Hưng Yên nổi tiếng là vùng đất có bề dày lịch sử, truyền thống văn hoá lâu đời. Nơi đây còn được biết đến với các làng nghề truyền thống tạo dấu ấn trong lòng du khách. Đến với Hưng Yên, du khách không chỉ chiêm ngưỡng những địa danh lịch sử mà còn có cơ hội khám phá và trải nghiệm tại các làng nghề nổi tiếng với những sản phẩm truyền thống đặc trưng mang nét đẹp của vùng quê văn hiến.
Làng nghề đúc đồng Lộng Thượng thuộc xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, là một điểm đến gắn với quần thể di tích làng Nôm. Đến với làng nghề đúc đồng, du khách sẽ bắt gặp những hình ảnh tất bật, hối hả của những người thợ tại các lò đúc. Với bàn tay khéo léo, kỹ thuật điêu luyện và sự cần mẫn của họ đã tạo nên vô số sản phẩm đồng chất lượng, rất được ưa chuộng trên thị trường: bức tranh bằng đồng, đỉnh, hạc, chân nến, mâm bồng, tượng, lọ hoa,.... Tại đây, du khách được trải nghiệm những quy trình sản xuất để tạo ra một sản phẩm đồng dưới sự hướng dẫn tỉ mỉ của người thợ có kinh nghiệm lâu năm.
Làng nghề mộc Hòa Phong thuộc thị xã Mỹ Hào, là một điểm đến mà du khách nên khám phá. Sản phẩm mộc Hoà Phong rất đa dạng với mộc dân dụng, mộc mỹ nghệ, tập trung ở các nhóm hàng salon Âu, Á, chạm khắc cây cảnh, con giống, tạo uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. Tại đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng và khám phá những sản phẩm chạm khắc gỗ độc đáo, sang trọng và tinh tế, chứng kiến sự khéo léo của những người thợ tài hoa và trải nghiệm những quy trình sản xuất ra một thành phẩm gỗ sinh động.
Làng nghề trồng hoa cây cảnh Văn Giang được xem là vựa hoa, cây cảnh lớn nhất miền Bắc, là địa điểm check in hấp dẫn đối với những bạn yêu thích thiên nhiên. Tại đây, du khách được thả hồn vào không gian sống trong lành, hòa mình với khung cảnh thơ mộng và chắc chắn sẽ rất thích thú trước hàng trăm loài hoa đang đua nhau khoe sắc, những hàng cây quất, cam, bưởi sai trĩu quả, những cây thế độc lạ, cuốn hút khách sành chơi. Đến với làng hoa cây cảnh Văn Giang - xứ sở của màu sắc và hương thơm, chắc chắn sẽ khiến bạn bình yên và thư thái hơn.
Với làng nghề hương xạ thôn Cao, xã Bảo Khê, thành phố Hưng Yên, dù đã trải qua nhiều năm làm nghề, nhưng người dân làng nghề vẫn lưu giữ được những bí quyết truyền thống để đảm bảo cho chất lượng hương ngày càng tốt, tạo nên những nén hương thơm đặc trưng. Vào mùa sản xuất hương, từ đường làng ngõ xóm được phủ bởi những “bó hoa” hương đầy màu sắc, hương thơm đặc trưng của những vị thuốc Bắc thoang thoảng trong gió giữa khung cảnh làng quê thanh bình, yên ả.
Làng nghề đan đó xã Thủ Sỹ, huyện Tiên Lữ không ồn ào, náo nhiệt như trung tâm phố thị mà làng nghề đan đó Thủ Sỹ khoác lên mình chiếc áo của một không gian thanh bình và bình dị như chính sản phẩm mà họ tạo ra. Đến với làng nghề đan đó, du khách sẽ bắt gặp những chiếc đó được kết thành từng chùm như những bông hoa, chất trên chiếc xe đạp thồ, hình ảnh các cụ già móm mém nhai trầu đang ngồi chẻ tre, đan lát trước sân. Bạn sẽ được nghe kể những câu chuyện về nghề, được vót nan, đan đó, được bắt tôm, bắt cá để có thể cảm nhận sâu sắc hơn về nét đẹp làng quê Bắc Bộ.
Mỗi làng nghề truyền thống ở Hưng Yên tựa như một bức tranh sinh động mang những tinh hoa văn hóa đặc sắc của vùng đất văn hiến. Không chỉ đơn thuần là nơi chế tác các sản phẩm thủ công truyền thống mà các làng nghề còn là môi trường văn hóa lưu giữ và trao truyền những tinh hoa qua nhiều thế hệ. Các làng nghề truyền thống ở Hưng Yên sẽ là điểm dừng chân lý tưởng và tạo dấu ấn độc đáo trong lòng du khách.
Đến với tỉnh Hưng Yên, nếu bạn đang cố tìm kiếm một địa chỉ check – in tuyệt vời, xin đừng bỏ lỡ làng Nôm. Ngôi làng này tồn tại lâu nhất trong vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Tại nơi đây, bạn sẽ được hòa mình với cây đa, bến nước, những mái nhà tranh thấp thoáng quen thuộc,…
Trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, làng Nôm vẫn hiên ngang tồn tại cho đến ngày nay.
Đây là ngôi chùa sở hữu kiến trúc dát vàng cực kỳ ấn tượng. Vẻ đẹp hào nhoáng, làm mê đắm lòng người khiến du khách cứ ngỡ mình đang lạc vào các công trình chùa chiền của Thái Lan.
Chùa Phúc Lâm – ngôi chùa dát vàng độc nhất vô nhị
Đây là một trong những làng nghề với truyền thống làm hương lâu đời. Đến nơi đây, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến những bó hương rực rỡ sắc màu.
Bạn có thể trải nghiệm về quy trình, công đoạn làm hương thông qua người dân bản địa. Từng bó hương được tạo nên tỉ mỉ, được ra đời từ lòng yêu nghề trắc ẩn của người dân tỉnh Hưng Yên.
Đây là một trong những thương cảng tồn tại lâu đời nhất Việt Nam. Thật không khó để bắt gặp câu thơ “Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến”. Địa danh này đã từng gắn với một thời vàng son của lịch sử dân tộc.
Bạn sẽ được đắm mình vào khung cảnh những khóm hoa Cúc vàng rạng rỡ khi đặt chân đến nơi đây. Đặc biệt, chúng sẽ nở rộ vào tháng 12 hàng năm.
Từng bông cúc nhỏ thi nhau đua nở khiến khung cảnh càng thêm tuyệt sắc và mê đắm lòng người.
Không chỉ được hòa mình nơi cảnh thiên nhiên tuyệt sắc tại tỉnh Hưng Yên, du khách còn có thể thưởng thức những đặc sản chỉ nơi đây mới có.
Đến với du lịch Hưng Yên, du khách sẽ không thể nào quên hương vị của những món ăn:
Như vậy, bài viết đã giúp bạn đọc làm rõ câu hỏi Hưng Yên thuộc miền nào và khám phá những thông tin hữu ích về số lượng thành phố, huyện, xã trong tỉnh. Hưng Yên không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống mà còn sở hữu những địa điểm du lịch hấp dẫn và món ẩm thực đặc sản phong phú. Nếu bạn đang tìm kiếm một điểm đến mới để trải nghiệm và tìm hiểu về nét văn hóa độc đáo của dân tộc, Hưng Yên chính là lựa chọn tuyệt vời cho chuyến hành trình tiếp theo của mình. Hãy đến và cảm nhận sự giản dị nhưng đầy ý nghĩa của vùng đất này!
Nếu có cơ hội du lịch Hưng Yên mà không được thưởng thức những món đặc sản độc đáo này thì chuyến đi của bạn sẽ không thể nào trọn vẹn được.
Món đặc sản Hưng Yên đầu tiên phải nhắc đến chính là món bún thang lươn. Cũng giống như bún thang Hà Nội, món ăn đậm hương vị đồng quê này được chế biến từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau như giò lụa, trứng rán, thịt ba chỉ, bún… nhưng vẫn sở hữu điểm khác biệt đó là ở phần thịt lươn xào lạ miệng.
Bún thang lươn như một bức tranh muôn màu bởi nền trắng của bún, màu vàng của trứng gà, màu nâu vàng của lươn, màu trắng ngà của giò lụa, màu vàng béo của thịt ba chỉ kết hợp với màu xanh của rau răm, hành lá. Tất cả được kết hợp với nhau một cách thật hài hòa, tạo nên một “tác phẩm” tuyệt hảo mà ít món ăn nào có được.
Tất cả các nguyên liệu được kết hợp với nhau một cách thật hài hòa, tạo nên một thức đặc sản Hưng Yên tuyệt hảo.
Thế nên, những người con Hưng Yên có dịp trở về thăm quê hay những du khách thập phương đều mong muốn tìm đến thưởng thức hương vị đậm đà của bún thang lươn Phố Hiến, niềm tự hào của người Hưng Yên mỗi khi nhắc đến đặc sản của quê mình.
Chả gà Tiểu Quan là một món ăn đặc trưng của thôn Tiểu Quan, Hưng Yên. Chẳng ai nhớ biết nguồn gốc, sự ra đời của món đặc sản Hưng Yên này mà chỉ biết từ khi lớn lên đã thấy những người trong làng chế biến và thưởng thức nó vào những dịp lễ hay Tết.
Chả gà Tiểu Quan là một món ăn đặc sản Hưng Yên.
Để có được món chả gà ngon thì người Tiểu Quan phải kỹ lưỡng ngay từ khâu chọn gà, cho đến khâu chế biến. Đặc biệt muốn chả dai ngon thì thịt phải được giã bằng cối đá. Nhìn cách giã ai cũng tưởng rất đơn giản nhưng nếu không phải là một người khéo léo, tỉ mẩn thì khó có thể làm được công việc này.
Để có được món đặc sản Hưng Yên ngon thì người Tiểu Quan phải kỹ lưỡng ngay từ khâu chọn gà, cho đến khâu chế biến.
Giã xong lấy miếng mo cau phết thịt lên phên để nướng. Việc phết thịt lên phên cũng không phải dễ dàng, nếu phết quá mỏng thịt sẽ chảy sệ và rơi xuống hoả lò, nếu dày quá thịt sẽ không chín đều. Chả gà Tiểu Quan được nướng bằng than hoa (than củi) và nếu có thêm vài quả thông khô vào thì càng tăng thêm độ thơm ngon cho thức đặc sản ấy.
Với sự tinh tế, khéo léo của mình, người dân ở làng Gàu, Văn Giang, Hưng Yên đã chế biến nên một món bánh dày thơm ngon nổi tiếng, góp phần tô đậm thêm nét độc đáo cho văn hóa ẩm thực Hưng Yên. Và cứ độ Tết đến xuân về, trên câm cỗ người dân nơi đây không thể thiếu loại bánh đặc sản này, như để tưởng nhớ đến công ơn tổ tiên và thể hiện lòng hiếu kính của con cháu đối với thế hệ trước.
Bánh dày làng Gàu là món đặc sản Hưng Yên không thể thiếu trong mâm cỗ ngày tết.
Món bánh này được chế biến từ gạo nếp cái hoa vàng ngâm sạch, vo kỹ. Sau khi sơ chế, người làm bánh sẽ đồ nếp cho đến chín. Nếu muốn có bánh nhân mặn thì người làm cho thêm thịt nạc băm hoặc xay nhỏ rồi xào với đỗ xanh để làm nhân. Nếu người dùng thích bánh ngọt thì thêm đường vào nhân đỗ xanh là được.
Món bánh đặc sản Hưng Yên này được chế biến từ gạo nếp cái hoa vàng.
Màu xanh mát của tàu lá, điểm trên màu trắng ngọc ngà của bánh quê khiến không ai có thể kiềm được lòng mình. Rồi đến khi ăn thử, cái vị bánh dẻo quẹo kết hợp với đỗ xanh mềm mịn thơm nồng mới cảm nhận được những ân tình của người dân gửi gắm trong từng miếng bánh.
Nhãn lồng từ lâu đã trở thành một thương hiệu độc quyền mang nét đặc trưng và là niềm tự hào của tỉnh Hưng Yên. Tuy ngày nay có rất nhiều nơi trồng được nhãn, trong đó có những địa phương có cùng điều kiện khí hậu, cùng thổ nhưỡng nhưng chỉ có nhãn lồng Hưng Yên mới có được hương vị thơm ngon nổi tiếng mà không địa phương nào có được.
Nhãn lồng từ lâu đã trở thành một đặc sản Hưng Yên nổi tiếng.
Tháng 7, tháng 8 đang là mùa nhãn chín rộ, tháng 9 là mùa nhãn muộn. Thế nên, nếu đến Hưng Yên vào mùa này, đi trên đường ai cũng có thể chạm tay vào những chùm nhãn to tròn, bóng mịn, nặng trĩu. Rồi khi nếm thử bạn sẽ phải mê mẩn bởi hương vị ngọt thơm giòn dai đậm đà ăn mãi chẳng hề thấy chán tí nào.
Tháng 7, tháng 8 cũng đang là mùa nhãn chín rộ ở Hưng Yên.
Gà Đông Tảo là một giống gà quý chỉ sinh sống tại huyện Khoái Châu của tỉnh Hưng Yên. Loài gà này khá khó nuôi bởi nó đòi hỏi sự cẩn thận, kỳ công trong công đoạn chăm sóc thế nên chẳng lạ gì khi nó được xem là thức đặc sản Hưng Yến có một không hai.
Gà Đông Tảo là một giống gà quý chỉ sinh sống tại huyện Khoái Châu của tỉnh Hưng Yên.
Gà Đông Tảo có điểm nhận dạng rất nổi bật với đôi chân to, sần sùi vô cùng dũng mãnh. Thịt gà đông đảo có mùi vị đặc trưng không hề giống với bất cứ loại gà thông thường nào khác nên được thực khách rất ưa chuộng.
Loại gà này rất khó nuôi nên được xem là đặc sản Hưng Yên hiếm có khó tìm.
Rất nhiều món ăn được chế biến từ loại gà này như gà luộc, xôi xà, gà nướng,… tuy nhiên, cái hồn của món gà Đông Tảo nằm ở cặp chân. Chân gà hầm thuốc Bắc, cắn một miếng thịt mềm những vẫn giòn sừn sựt chứ không bỡ và béo như chân gà thường.
Rất nhiều món ăn được chế biến từ loại đặc sản Hưng Yên này.
Người Hưng Yên rất tự hào với đặc sản cá mòi. Dù đi làm xa hay khách ở các tỉnh, thành lân cận cứ tháng hai, tháng ba âm lịch hàng năm họ lại tìm về Hưng Yên để được thưởng thức món đặc sản hấp dẫn này.
Người Hưng Yên rất tự hào với đặc sản cá mòi.
Cá mòi Hưng Yên con nào cũng béo và còn nguyên buồng trứng, khi ăn có vị thơm ngậy khó cưỡng nên ai đã một lần nếm thử hẳn khó có thể quên được. Cách chế biến cá mòi hết sức đơn giản, không cầu kì mà có thể nấu được rất nhiều món ăn như: rán, băm chả, kho, nướng,... nên bạn có thể thoải mái lựa chọn tùy theo sở thích và khẩu vị riêng của mình.
Ai đã từng một lần nếm thử đặc sản Hưng Yên này đều khó thể nào quên được.
Cùng với bún thang lươn Phố Hiến, Hưng Yên còn nổi tiếng có canh cá rô đồng, là một món ăn đậm chất hương đồng gió nội với hương vị đậm đà khó quên. Chỉ cần đi dọc tuyến đường từ Kim Động xuôi về thành phố Hưng Yên, bạn sẽ thấy các quán canh cá rô đồng mọc san sát nhau vậy mà quán nào cũng đông khách ra vào mỗi buổi sáng.
Cùng với bún thang lươn Phố Hiến, canh cá rô đồng cũng là món đặc sản Hưng Yên nổi tiếng.
Canh cá rô đồng được chế biến từ những nguyên liệu dân dã, đó là những miếng cá rô đồng chiên giòn béo ngậy, óng vàng sắc nghệ, đậu phụ chiên nóng hổi, chút dịu mát và cái hăng hăng của cải ngọt cùng phần nước dùng ngọt thanh. Chỉ vậy thôi nhưng cũng đủ làm níu lòng thực khách mỗi khi có dịp ghé thăm mảnh đất này.
Một món đặc sản Hưng Yên nữa không thể bỏ qua chính là món ếch om Phượng Tường. Món ăn có cái tên nghe sang trọng và đầy hấp dẫn ấy có xuất xứ từ làng Phượng Tường, huyện Tiên Lữ, Hưng Yên.
Một món đặc sản Hưng Yên nữa không thể bỏ qua chính là món ếch om Phượng Tường.
Theo những người có kinh nghiệm trong làng cho biết, muốn có được thịt ếch om ngon nhất thì phải chọn ếch từ tháng 9, tháng 10 trở đi. Vì vào thời điểm này, thịt béo, rắn và ngon như thịt gà vậy.
Món đặc sản Hưng Yên đúng điệu nhất là khi múc ra thịt ếch phải nhừ, nước om phải có màu vàng đậm sóng sánh.
Món ăn đúng điệu nhất là khi múc ra thịt ếch phải nhừ, nước om phải có màu vàng đậm sóng sánh như mật ong, tỏa mùi thơm quyến rũ. Món này ăn với rau diếp, xà lách, thêm chén rượu đưa cay nồng nữa thì hấp dẫn chẳng thể nào cưỡng lại được.
Du lịch Hưng Yên, đừng quên dành thời gian để thưởng thức những món ăn đặc sản này để cảm nhận rõ hơn nét độc đáo trong văn hóa ẩm thực của mảnh đất đáng mến này.
Hưng Yên được biết đến là địa phương nổi tiếng với loại nhãn lồng ngon nhất, với hương vị mà không một nơi nào sánh kịp. Câu chuyện truyền thống kể rằng tại chùa Hiến thuộc tỉnh Hưng Yên, có một cây nhãn lồng đặc biệt, quả mỗi năm đều có hình dáng đẹp độc đáo, được gọi là nhãn tổ. Cây nhãn này đã tồn tại hơn 300 năm, quả tròn, hạt nhỏ, cùi dày, vị ngọt đầy đặn, mang theo mùi thơm dễ chịu. Hiện nay, loại nhãn này được nhân giống và trồng rộng rãi ở nhiều khu vực khác trong tỉnh.
Long nhãn, sản phẩm xuất phát từ loại nhãn lồng Hưng Yên, có cùi dày và được sấy khô bằng phương pháp thủ công truyền thống, đảm bảo chất lượng giữ nguyên hương vị thơm ngon, ngọt ngào và độ giòn mơi lạ. Long nhãn không chỉ là một món quà quê đơn giản mà còn chứa đựng ý nghĩa sâu sắc. Nó thích hợp làm quà biếu hoặc thưởng thức trong những dịp đặc biệt. Hãy để long nhãn làm điểm nhấn ngon miệng, là sự chọn lựa an toàn và tinh tế cho sức khỏe của gia đình bạn.
Gà Đông Tảo từ lâu đã trở thành món đặc sản nổi tiếng khi nhắc đến quê hương Hưng Yên. Gà Đông Tảo xuất phát từ xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu. Đặc điểm nổi bật của loại gà này chính là đôi chân to gấp 10 lần so với gà thông thường, với vảy da sần sùi, màu đỏ hồng từ cẳng xuống tận ngón chân. Việc nuôi gà này khó khăn và đòi hỏi sự chăm sóc tỉ mỉ, do đó, gà Đông Tảo có giá trị khá cao.
Thịt của Gà Đông Tảo được sử dụng để chế biến nhiều món ăn ngon như da gà bóp thính, gà hấp nấm, chân gà hầm thuốc bắc... Nhiều địa phương đang phát triển phong trào nuôi gà Đông Tảo vì nó không chỉ dễ chăm sóc mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều quốc gia như Anh, Nhật Bản... cũng đang quan tâm đến việc nhập khẩu loại gà này để nghiên cứu.
Tuy nhiên, trên thị trường Việt Nam, đã xuất hiện nhiều gà lai tạp. Để nhận biết thịt gà Đông Tảo chính xác, bạn cần xem đôi chân của gà, vì chúng có kích thước rất lớn và màu sắc đỏ đặc trưng. Đồng thời, da bụng của gà Đông Tảo cũng có cảm giác sần sùi và màu thâm đặc trưng, giúp nhận biết dễ dàng bằng mắt thường.
Tương bần, đặc sản nổi tiếng sản xuất tại Thị trấn Bần Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, là một biểu tượng ẩm thực của vùng đất này. Nguyên liệu làm tương Bần không khó kiếm, nhưng công đoạn làm tương đòi hỏi sự khéo léo để tạo nên một sản phẩm hấp dẫn, thơm ngon.
Tương Bần có màu vàng sáng như mật ong hoặc màu cánh gián, đậm đà với mùi thơm đặc trưng. Nước tương có hương vị bùi, béo, đậm, ngọt mặn và giữ được hương vị lâu. Tương Bần không chỉ là lựa chọn tuyệt vời khi ăn bánh đúc, bánh tẻ, mà còn là nguyên liệu tuyệt vời cho nhiều món ăn như tóp kho tương, kho cá, rim đậu, thịt trong những ngày se lạnh. Với những đặc tính độc đáo, tương Bần là niềm tự hào của người Hưng Yên và đã trở thành một phần quan trọng trong văn hóa ẩm thực của địa phương.
'Đất Lạc Đạo lưu linh say ngấtRượu Nam bang đệ nhất là đây'.
Rượu Lạc Đạo - một biểu tượng ẩm thực của Hưng Yên, từ thôn Ngọc, xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm. Với độ cồn cao nhưng hương vị thơm nồng, êm dịu, rượu không gây cảm giác đau đầu hay choáng váng, tận hưởng được sự thoải mái (nếu uống vừa phải).
Người dân Lạc Đạo đã kế thừa bí quyết nấu rượu truyền thống, từ cách chọn và ủ gạo, chọn nguồn nước, công thức làm men, đến việc trưng cất, tạo ra những chén rượu nồng độ cồn cao, vị riêng biệt, không giống bất kỳ nơi nào khác.
Hiện nay, nhiều hộ dân tại Lạc Đạo còn sử dụng các loại dược liệu để làm men, tăng thêm hương vị và độ nồng cho rượu. Điều này được xem là khâu quan trọng nhất để giữ gìn nghệ thuật làm rượu truyền thống, và rượu Lạc Đạo không chỉ là đồ uống, mà là biểu tượng của sự kỳ công và tự hào về di sản văn hóa ẩm thực của địa phương.
Bún thang lươn - một đặc sản đầy hấp dẫn từ Hưng Yên, mang hương vị đồng quê tinh tế. Tô bún thang lươn hấp dẫn với sự kết hợp hài hòa của giò lụa, trứng rán, lươn, thịt ba chỉ và bún. Nước dùng được nấu từ cua đồng nguyên con và xương ống, cùng hương vị đặc trưng của tôm he và sá sùng.
Món ăn này không chỉ quyến rũ thực khách bởi mùi thơm của cua đồng, mà còn bởi hương vị đặc trưng của xương ống và sự ngon miệng từ những nguyên liệu khác nhau. Bún thang lươn phố Hiến được biết đến như một biểu tượng ẩm thực của Hưng Yên, mời thực khách thưởng thức để trải nghiệm hương vị độc đáo của vùng đất này!
Đến với Hưng Yên, bạn sẽ hòa mình trong bức tranh tuyệt vời của những cánh đồng hoa sen dịu dàng, thoang thoảng hương thơm. Hạt sen, một trong những đặc sản nổi bật của vùng đất này, được trồng ở những ao hồ, mương máng, kênh rạch, mang đến hương vị thơm ngon và năng suất cao.
Hạt sen tươi tại đây to, mẩy, căng tròn, và hạt sen khô khi được nấu sẽ giữ được vị bùi, ngon và mùi thơm đặc trưng mà ít nơi nào có. Không chỉ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời, hạt sen còn là liệu pháp truyền thống trong điều trị nhiều vấn đề sức khỏe.
Chế biến thành món chè hạt sen long nhãn, hạt sen Hưng Yên trở thành một trải nghiệm ẩm thực độc đáo và hấp dẫn.
Nếu nhãn lồng là biểu tượng nổi tiếng của Hưng Yên, thì mật ong hoa nhãn cũng không kém phần thu hút và độc đáo. Mật ong hoa nhãn là sản phẩm tự nhiên được chế biến từ mật hoa của cây nhãn. Chúng ta được thưởng thức một loại mật ong sánh mịn, thơm ngon, được thu hoạch một cách tự nhiên từ công lao của những chú ong lao động chăm chỉ.
Mật ong hoa nhãn Hưng Yên độc đáo với màu sắc tươi sáng và hương thơm quyến rũ, chỉ xuất hiện trong một mùa duy nhất trong năm. Sau mỗi vụ hoa, mật ong được cẩn thận thu hoạch và bảo quản, đảm bảo là mật ong thiên nhiên 100%.
Mật ong hoa nhãn Hưng Yên là sản phẩm được chứng nhận bởi Cục Sở hữu trí tuệ, đặc biệt an tâm về chất lượng và nguồn gốc của sản phẩm.
Chắc hẳn bạn đã thưởng thức những món ếch ngon như ếch xào xả ớt, mỳ quảng ếch, cháo ếch,… nhưng đã thử món ếch om Phượng Tường chưa? Khi được dọn lên đĩa, ếch om Phượng Tường giữ nguyên hình dáng con ếch, với màu vàng đậm, bề mặt sóng sánh như mật ong, phát ra mùi thơm quyến rũ khó cưỡng. Đây là một trong những món đặc sản nổi tiếng của Hưng Yên, mà không phải ai cũng biết và may mắn thưởng thức.
Quá trình chế biến ếch om Phượng Tường đòi hỏi sự tỉ mỉ và thời gian công sức. Thợ làm ếch cần khéo léo lấy thịt bên trong, băm nhuyễn kết hợp với mộc nhĩ, thịt ba chỉ, trứng gà và gia vị, sau đó nhồi lại vào da để tạo hình con ếch đem om chín. Chọn ếch từ tháng 9, tháng 10 là quan trọng để đảm bảo thịt ngon vì những chú ếch “gà đồng” ở thời điểm này thường rất béo do chuẩn bị cho mùa đông dài. Quy trình “làm lông” cũng đòi hỏi sự công phu và khéo léo.
Ếch om Phượng Tường cuốn hút thực khách bằng hương vị béo ngậy của thịt ếch, vị cay thơm từ vỏ quýt khô, tiêu, mẻ, hòa quyện với vị giòn giòn của mộc nhĩ và mùi thơm đặc biệt từ mắm tép...
Bánh dày làng Gàu, sản phẩm có nguồn gốc từ xã Cửu Cao, huyện Văn Giang, đã trở thành biểu tượng đặc sản nổi tiếng của đất phố Hiến, Hưng Yên. Bánh này không chỉ là để tưởng nhớ và biết ơn đến công lao của các vị vua hùng đã có công dựng nước, mà còn là một trải nghiệm đặc sắc khi du khách đến với quê hương Văn Giang.
Nguyên liệu chính của bánh là gạo nếp cái hoa vàng. Mỗi năm hai vụ, thóc lúa được bội thu thì sản lượng bánh nhiều hơn. Người làng Gàu rất kỹ lưỡng trong việc chọn gạo để làm bánh. Gạo hạt phải mẩy, chắc. Những hạt sâu lép được loại bỏ. Điều này giúp bánh có độ trắng trong như gái son trẻ. Gạo được ngâm với nước sạch, sau đó giã đều tay để tạo thành những chiếc bánh giầy trắng tinh, tròn trịa. Việc giã phải đúng số nhịp số chày buông xuống. Lực giã vừa phải, không quá mạnh, không quá yếu mềm. Do đó, nam nữ cùng nhau giã để bánh vừa mềm vừa rắn, đạt được độ dẻo nhất.
Công đoạn làm nhân bánh cũng đòi hỏi sự khéo léo. Nhân bánh làm từ đỗ xanh mẩy, đều xanh. Đỗ xanh được ngâm nước ấm khoảng bốn mươi độ qua đêm, sau đó giã nhuyễn để tạo thành nhân bánh. Mỗi chiếc bánh được làm một cách tỉ mỉ, từng bước đều được thực hiện với sự tận tâm của người làm. Bánh dày làng Gàu không chỉ nổi tiếng với hương vị đặc trưng mà còn là biểu tượng của sự tỉ mỉ, tận tâm của người thợ làm bánh.
Món chả gà có nguồn gốc từ thôn Tiểu Quan, huyện Khoái Châu, thường được thưởng thức vào những ngày se lạnh. Để làm chả gà, người ta phải tận dụng những con gà to khỏe nuôi tại vườn để có thịt chất lượng nhất. Thịt được lựa chọn ở phần nạc, loại bỏ gân, da, và xương, sau đó thái nhỏ và giã nhuyễn.
Việc giã thịt bằng tay giúp thịt trở nên mịn màng và thơm ngon hơn. Trong quá trình giã, gia vị như vỏ quýt cũng được thêm vào để làm thịt thêm đậm đà và thơm ngon. Người giã thịt cần phải khéo léo để đạt được độ mịn vừa đủ, không quá nát hoặc quá to, giúp chả có độ mịn lý tưởng. Lòng đỏ trứng, nước mắm, hạt tiêu, và gừng cũng được thêm vào hỗn hợp.
Thịt gà đã giã nhuyễn được đặt lên miếng mỡ cái, sau đó nướng trên bếp than hoa hoặc than củi. Quá trình nướng cũng đòi hỏi sự khéo léo để không làm chả khô. Khi hoàn thành, miếng chả có màu vàng óng, kết dính, thơm phức mùi thịt gà và vỏ quýt. Chả gà thường được ăn kèm với xôi hoặc cơm trắng.
Cách trung tâm Hà Nội chỉ trong vòng 45 phút theo dọc theo dòng sông Hồng, bạn sẽ bước chân vào vùng đất của bánh cuốn Phú Thị, nằm tại làng Phú Thị, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
Mặc dù không nổi tiếng như bánh cuốn Thanh Trì hay ồn ào như bánh cuốn trứng Cao Bằng, nhưng khi đã thử, bạn sẽ khó quên hương vị đặc biệt của nó. Lớp vỏ bánh không bóng bằng so với những nơi khác, bởi nó không được phủ một lớp mỡ mỏng. Lớp nhân cuộn bên trong chiếc lá bánh cũng độc đáo với thịt lợn nạc được băm nhỏ và xào chung với hành khô. Đối diện với đa dạng màu sắc và hương vị, món bánh cuốn Phú Thị vẫn thu hút thực khách khó tính bởi sự giản đơn và sự khác biệt của mình. Hãy dành thời gian một lần ghé thăm để trải nghiệm món bánh cuốn độc đáo này. Mỗi miếng bánh mềm mịn, kết hợp với hương vị bùi béo của nhân thịt xào hành khô, và cả vị ngon của nước chấm chua ngọt, đều làm say đắm thực khách.