Hợp Đồng Đầu Tư Giữa Sld Của Hàn Quốc Và S-Fone Của Việt Nam

Hợp Đồng Đầu Tư Giữa Sld Của Hàn Quốc Và S-Fone Của Việt Nam

Theo múi giờ chuẩn GMT toàn toàn bộ phần đất liền của lãnh thổ Hàn Quốc nằm trong múi giờ GMT +9, còn toàn bộ phần đất liền thuộc lãnh thổ của Việt Nam nằm ở múi giờ GMT +7.

Theo múi giờ chuẩn GMT toàn toàn bộ phần đất liền của lãnh thổ Hàn Quốc nằm trong múi giờ GMT +9, còn toàn bộ phần đất liền thuộc lãnh thổ của Việt Nam nằm ở múi giờ GMT +7.

Cân bằng thời gian nghỉ ngơi và sinh hoạt

Chênh lệch về múi giờ giữa Việt Nam và Hàn Quốc có thể sẽ gây cho du khách quốc tế hoặc du học sinh cảm giác mệt mỏi khi chưa kịp thích nghi. Chính vì vậy, bạn hãy rèn luyện cho mình một chế độ sinh hoạt điều độ. Ngủ đủ giấc, ăn đúng bữa và có một chế độ khoa học để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thế.

Hãy chọn vé máy bay có giờ khởi hành vào buổi đêm

Chuyến bay từ Việt Nam – Hàn Quốc hoặc ngược lại thông thường thì sẽ kéo dài từ 4-6 tiếng. Do đó, nếu đặt vé máy bay vào buổi tối muộn hoặc đêm, khi tới nơi, trời sẽ là buổi sáng. Bạn sẽ tiết kiệm được thời gian ăn tối và ngủ nghỉ theo giờ Việt Nam.

Tuy nhiên, nếu bạn có sức khỏe không mấy tốt và sức đề kháng yếu thì hãy chọn giờ bay vào ban ngày. Buổi tối khi đáp máy bay xuống Hàn Quốc bạn có thể nghỉ ngơi lấy lại sức và bắt đầu hành trình của mình vào ngày hôm sau.

Nét tương đồng giữa ẩm thực Hàn Quốc và Việt Nam

18/05/2022 | Lượt xem: 1257 lượt xem

Việt Nam và Hàn Quốc trước nay luôn được biết đến với mối quan hệ bền chặt. Đây không chỉ là mối quan hệ ngoại giao, mà còn là mối quan hệ ngày càng được thắt chặt dựa trên những nét tương đồng về văn hóa. Một trong những nét tương đồng ấy chính là ẩm thực – nét tinh hoa của nền văn hóa truyền thống lâu đời và đặc sắc. Hãy cùng S20 so sánh hai nền ẩm thực Hàn Quốc và Việt Nam để tìm ra những điểm tương đồng ấy nhé!

Gạo là lương thực chính trong ẩm thực Hàn Quốc

Với hai đất nước đều có xuất phát từ nền văn minh nông nghiệp, gạo trở thành lương thực chính không thể thay thế. Tại Việt Nam, chúng ta phân biệt giữa gạo tẻ và gạo nếp và thường nấu riêng, trong khi Hàn Quốc sẽ trộn và nấu chung gạo tẻ và nếp để cơm thêm dẻo và thơm. Khi nấu cơm, người Hàn Quốc thường độn thêm một số loại ngũ cốc khác như lúa mạch, các loại đậu, hạt, bắp… để gia tăng hương vị và trở thành món ăn đặc đắc trong văn hóa ẩm thực Hàn Quốc.

Đồng thời, tại Hàn Quốc hay Việt Nam đều có các món ăn khác được chế biến từ gạo. Trong đó phải kể đến các món bún, phở, xôi, các loại bánh nếp của Việt Nam hay món bánh gạo trứ danh và các loại mỳ đặc trưng của Hàn Quốc.

Đũa là dụng cụ ăn uống chính trong ẩm thực Hàn Quốc

Trong các bữa ăn của người dân hai nước, đôi đũa là vật dụng không thể thiếu. Tại các quốc gia châu Á nói chung thì tre là vật liệu có sẵn, đũa tre tượng trưng cho sự thanh cao và lòng nhân từ, đây cũng là hai nội dung chính của học thuyết Khổng Tử. Bên cạnh đó, để bảo quản và sử dụng để cắt thức ăn, Hàn Quốc sử dụng thêm loại đũa dẹt làm từ inox, loại đũa này được nhiều du học sinh và du khách người Việt đánh giá là khá khó dùng.

Người Việt Nam và người Hàn Quốc có văn hóa ăn uống dựa theo mùa và khí hậu. Đây được coi là sự cân bằng giữa con người và môi trường tự nhiên. Tương tự với miền Bắc Việt Nam, Hàn Quốc có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông rõ rệt, từ đó có những món ăn đặc sắc riêng theo từng mùa khác nhau.

Thức ăn đa dạng, mùa nào thức nấy là điểm chung của hai nước. Vì ở xứ lạnh nên Hàn Quốc trồng được ít loại rau và trái cây hơn các nước nhiệt đới như ở Việt Nam, tuy nhiên đến mùa thì các loại hoa quả này đều khá rẻ. Ở Hàn Quốc, thức ăn hàng ngày chủ yếu là các loại rau xanh theo mùa được ăn sống, trộn gia vị hoặc luộc, xào.

Thay vì sử dụng nước luộc rau làm canh như người Việt Nam, người Hàn Quốc thường có những món canh khá cầu kỳ với thành phần chính là thịt, cá, rong biển; các món từ xương hay lòng bò, lòng heo; và tất nhiên không thể thiếu kim chi. Tại Hàn Quốc có đến hơn 200 loại kim chi khác nhau, mỗi loại đều có phong cách, hương vị riêng tùy thuộc vào khí hậu của từng vùng.

Ẩm thực Hàn Quốc phong phú theo từng mùa

Việt Nam là xứ nóng nên đặc biệt vào mùa hè, người Việt thích ăn rau quả, tôm cá hơn là các loại thịt mỡ. Việt Nam cũng có các món trộn, dưa muối, cà muối nhưng thường thiên về vị chua, đắng hơn là cay nồng như ở Hàn Quốc.

Ẩm thực Hàn Quốc có nhiều nét tương đồng với Việt Nam, đặc biệt trong cách sử dụng gia vị trong nấu ăn. Hầu hết các món ăn Hàn Quốc đều sử dụng gia vị như: muối, đường, tiêu, tỏi,  nước tương, hành, dầu ăn, dầu vừng, tương ớt, ớt khô… Ngoài ra, kim chi và tương đậu cũng là 2 loại gia vị thường được sử dụng để chế biến và ăn liền. Tuy nhiên, do đặc điểm khí hậu mà người Hàn Quốc thường chế biến món ăn cay và ngọt hơn khẩu vị người Việt.

Ẩm thực Hàn Quốc thường cay và ngọt hơn Việt Nam

Hầu hết các món ăn Việt Nam và Hàn Quốc đều là thành quả của việc pha trộn tổng hợp nguyên liệu như sử dụng các loại rau với nhau. Rau chế biến với các món đạm như thịt cá, rau chế biến với các loại gia vị. Bạn có thể thấy những món ăn này từ bữa cơm gia đình, các quán ăn bình dân hay cả những nhà hàng sang trọng.

Các loại nguyên liệu được tổng hợp lại, bổ sung lẫn nhau để tạo ra những món ăn đảm bảo dinh dưỡng và ngũ chất: tinh bột – đạm – béo – khoáng chất – nước. Bên cạnh đó các món ăn này mang đến sự kích thích về vị giác khi có đủ ngũ vị: chua – cay – mặn – ngọt – đắng và sự thỏa mãn về thị giác với ngũ sắc: trắng – xanh – vàng – đỏ – đen.

Tại cả Việt Nam và Hàn Quốc, bữa ăn được xem như một hình thức gắn kết các mối quan hệ, vì vậy đây là bữa ăn chung mà các thành viên trong bữa ăn phải liên quan chặt chẽ với nhau như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Vì vậy mà trong lúc ăn uống, người Việt Nam và Hàn Quốc rất thích trò chuyện và giao lưu với nhau. Chính vì vậy, ở cả 2 nền văn hóa, chúng ta có thể thấy rõ có những quy chuẩn và mực thước nhất định trong việc ứng xử tại các bữa ăn mang tính chất khác nhau.

Cụ thể, theo truyền thống Hàn Quốc, người lớn tuổi nhất trong nhà cần ngồi vào bàn và cầm đũa bắt đầu bữa ăn thì những người khác mới lần lượt làm theo. Tương tự tại nhiều gia đình truyền thống ở Việt Nam hiện nay, trước khi ăn con cháu cần có lời mời ông bà, bố mẹ ăn trước.

Văn hóa ăn uống rất quan trọng ở cả Hàn Quốc và Việt Nam

Sự giao lưu, hội nhập văn hóa giữa các quốc gia đang là một xu thế ngày càng phát triển. Tuy Việt Nam và Hàn Quốc là hai quốc gia có lịch sử, thể chếchính trị khác nhau nhưng vẫn có thể xây dựng được mối quan hệ gắn kết dựa trên sự tương đồng văn hoá, mà nền ẩm thực đóng góp một phần không nhỏ.

Thúc đẩy hợp tác kinh tế, đầu tư giữa Việt Nam và Lào

Cần tạo được môi trường đầu tư tốt nhất và thúc đẩy các dự án đầu tư của Việt Nam vào Lào một cách thực chất nhất, hiệu quả nhất và mạnh mẽ hơn, đột phát hơn trong thời gian tới, mang lại hiệu quả cho cả hai nước.

Có thể nói hợp tác kinh tế là trụ cột chính, ưu tiên trong hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam. Việc thúc đẩy triển khai thực hiện các dự án đầu tư có quy mô lớn của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào và xúc tiến một số dự án hợp tác đầu tư mới, mang tính chiến lược trong thời gian tới sẽ có ý nghĩa quan trọng trong quan hệ hợp tác đầu tư giữa hai nước.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, hợp tác đầu tư Việt Nam - Lào thời gian qua đã có sự phát triển không ngừng. Lào luôn đứng thứ nhất trong số 78 quốc gia và vùng lãnh thổ mà Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, với 209 dự án, có tổng vốn đăng ký 5,1 tỷ USD. Việt Nam đứng thứ ba trong số các nước đầu tư tại Lào.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng và Bộ trưởng Khamjane Vongphosy chủ trì Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Lào nhằm giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp hai nước.

Cơ hội cho các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh tại Lào

Sau một thời gian suy giảm, đầu tư của Việt Nam vào Lào đang có xu hướng tăng trở lại theo hướng bền vững hơn. Năm 2021, vốn đầu tư từ Việt Nam sang Lào đạt 118,3 triệu USD, tăng 33,3% so với năm 2020. Một số dự án đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào có hiệu quả, tiếp tục tăng vốn đầu tư mở rộng trong năm 2022 và các năm tiếp theo. Theo ước tính, đóng góp về thuế và nghĩa vụ tài chính khác của doanh nghiệp Việt Nam cho Chính phủ Lào trong 5 năm gần đây đạt hơn 1 tỷ USD.

Đánh giá về hợp tác đầu tư giữa hai nước trong thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, nhiều dự án đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào hoạt động hiệu quả, đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho hàng nghìn lao động, bổ sung nguồn thu cho ngân sách nhà nước Lào, nhất là các dự án trong lĩnh vực năng lượng, viễn thông, ngân hàng, trồng và chế biến cao su, sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm,…Tuy nhiên, để phát triển hơn nữa và đặt được bước tiến xa hơn trong tương lai, hai bên cần tập trung ưu tiên thực hiện tốt các mục tiêu đề ra tại Kế hoạch hợp tác Việt Nam - Lào năm 2022.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng.

Đầu tư của Việt Nam vào Lào trong những năm vừa qua là rất lớn, chủ trương và quan hệ của hai nước rất tốt, cơ hội đang mở ra rất nhiều, cần tạo được môi trường đầu tư tốt nhất và thúc đẩy các dự án đầu tư của Việt Nam vào Lào một cách thực chất nhất, hiệu quả nhất và mạnh mẽ hơn, đột phát hơn trong thời gian tới, mang lại hiệu quả cho cả hai nước.

Nỗ lực giải quyết khó khăn, vướng mắc

Theo các nhà hoạch định kinh tế, vấn đề tài chính, tiền tệ; kết nối giao thông và hệ thống pháp luật đang là những rào cản khó khăn khiến doanh nghiệp hai nước thiếu đi cơ hội đầu tư. Vì vậy, doanh nghiệp hai nước cần tập trung trao đổi và đánh giá các kết quả đạt được trong việc thu hút đầu tư cũng như giải quyết các khó khăn, vướng mắc còn gặp phải trong thời gian qua. Hai bên cần thúc đẩy hơn nữa trong hoạt động đầu tư, kinh doanh,… để bổ sung, tận dụng các cơ hội của nhau và cùng tìm ra cơ hội, vượt qua thách thức.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào Khamjane Vongphosy cho biết, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp, tập đoàn của Việt Nam đang kinh doanh, đầu tư tại Lào vẫn luôn nỗ lực với quyết tâm cao, góp phần trực tiếp vào công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước Lào. Để giúp các doanh nghiệp kinh doanh, đầu tư thuận lợi, phía cơ quan chức năng của Lào sẽ rà soát, tạo điều kiện để các chủ trương, chính sách tại Lào thông thoáng, ổn định và hấp dẫn, giúp các doanh nghiệp Việt Nam yên tâm đầu tư và hoạt động tại Lào.

Trong hai năm qua, Chính phủ đã quan tâm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, giải quyết những vướng mắc, tạo cơ chế chính sách thông thoáng và minh bạch, đồng thời khuyến khích đầu tư minh bạch, nhanh chóng, để tạo sự cạnh tranh và thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư hơn.

Theo ông Khamjane, trong thời gian tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào sẽ tiếp tục xem xét để giải quyết, tháo gỡ các vướng mắc về quy trình, thủ tục nhằm tạo môi trường đầu tư thông thoáng và minh bạch nhất. Đồng thời, mong muốn Việt Nam sẽ tiếp tục tạo điều kiện, có cơ chế phù hợp để các doanh nghiệp Lào có thể sang tìm hiểu và đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào Khamjane Vongphosy.

Đẩy mạnh hơn nữa hợp tác đầu tư

Để đẩy mạnh hơn nữa hợp tác đầu tư giữa hai nước trong thời gian tới, hai bên đã và đang nỗ lực đưa ra nhiều giải pháp như bảo đảm duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, tạo hành lang pháp lý ổn định, minh bạch; xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi; tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của một số dự án lớn; chủ động hợp tác quốc tế, tranh thủ nguồn lực bên ngoài cho phát triển; hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ ASEAN, Hiệp định RCEP, WTO.

Cùng với đó, hai bên cần có cơ chế đặc thù cho một số dự án trọng điểm có tính chiến lược đòn bẩy trong quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước; đẩy mạnh việc tiếp cận, huy động nguồn lực từ các đối tác phát triển cùng tham gia vào các dự án hợp tác lớn, kết nối cơ sở hạ tầng giữa hai nước.

Năm 2022, Việt Nam và Lào đã thống nhất tiếp tục thúc đẩy, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam có tiềm năng về tài chính, chuyên môn tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp sạch, công nghiệp chế biến sản xuất tại Lào, góp phần tăng cường và củng cố mối quan hệ đặc biệt Việt Nam  - Lào ngày càng phát triển./.

Diễn đàn đầu tư và thương mại Việt Nam - Hàn Quốc

(MPI) – Ngày 7/12/2018, tại Thủ đô Seoul - Hàn Quốc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc (KCCI) và Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc tổ chức Diễn đàn Đầu tư và Thương mại Việt Nam - Hàn Quốc nhân chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại Hàn Quốc.

Việt Nam đánh giá cao Chính sách hướng Nam mới của Hàn Quốc

Phát biểu tại Diễn đàn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định, Việt Nam và Hàn Quốc là hai dân tộc kiên cường, xuất phát từ nền văn minh lúa nước, chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, hai nước có nhiều điểm tương đồng trong suốt hơn 4 nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, cũng như những nét gần gũi về văn hóa, phong tục tập quán. Hàn Quốc với “Kỳ tích sông Hàn” đã trở thành một trong số những quốc gia phát triển hàng đầu thế giới. Việt Nam được coi là hình mẫu thành công trong quá trình đổi mới, mở cửa phát triển kinh tế - xã hội.

Sau hơn 30 năm đổi mới, liên tục duy trì mức tăng trưởng cao, Việt Nam đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, năm 2018 quy mô GDP đạt 240 tỷ USD, giá trị thương mại khoảng 470 tỷ USD và dân số tiệm cận mức 100 triệu người với cơ cấu dân số vàng, tầng lớp trung lưu phát triển mạnh mẽ. Đến 2030 có khoảng 50% dân số Việt Nam dự kiến gia nhập nhóm tầng lớp trung lưu, vừa là thị trường tiêu thụ hấp dẫn vừa cung cấp lực lượng lao động chất lượng cao cho khu vực kinh tế.

Cùng với đó, môi trường đầu tư không ngừng được cải thiện, chi phí đầu tư cạnh tranh, hạ tầng giao thông được nâng cấp mạnh mẽ với tính kết nối quốc tế thuận lợi, những chính sách phát triển kinh tế hấp dẫn... Việt Nam đang chuyển mình thành cứ điểm sản xuất chiến lược của các Tập đoàn quốc tế trong khu vực. Việt Nam đã thu hút 338 tỷ USD tổng vốn FDI đăng ký từ 129 đối tác, trong đó có trên 180 tỷ USD đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế trọng yếu như công nghiệp chế tạo, phát triển hạ tầng, xây dựng, kinh doanh bất động sản, năng lượng, du lịch, phân phối. Doanh nghiệp FDI là bộ phận cấu thành quan trọng, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam.

Nhằm sớm đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, Việt Nam đặt mục tiêu duy trì tốc độ phát triển kinh tế đến năm 2020 GDP bình quân 6,5 - 7%/năm, quy mô GDP đạt 320 - 350 tỷ USD, quy mô thương mại 600 tỷ USD. Nâng cao chất lượng tăng trưởng dựa trên nền tảng là năng suất và đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững, ổn định và tăng trưởng xanh. Tiếp tục tận dụng mọi cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đi tắt đón đầu, phát huy lợi thế của người đi sau. Phát triển khởi nghiệp, sáng tạo, thực hiện bảo hộ theo luật pháp các ý tưởng sáng tạo, phát kiến mới. Khơi dậy mọi tiềm năng, kết hợp hài hòa sự năng động của khu vực tư nhân với tiềm lực của khu vực FDI nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Với hơn 62 tỷ USD tổng vốn đầu tư đăng ký, doanh nghiệp Hàn Quốc đang giữ vai trò quan trọng trong một số lĩnh vực kinh tế trọng yếu của Việt Nam như công nghiệp điện tử, năng lượng, ô tô, may mặc, xây dựng... Hàn Quốc là đối tác FDI lớn nhất, góp phần quan trọng chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, tạo công ăn việc làm, ổn định cán cân thương mại, thúc đẩy an sinh - xã hội... Doanh nghiệp Hàn Quốc chính là nhà Ngoại giao kinh tế góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương đi vào thực chất, hiệu quả trong thời gian qua.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hoan nghênh và đánh giá cao Chính sách hướng Nam mới của Hàn Quốc với mục tiêu thúc đẩy thịnh vượng chung, con người và hòa bình, trong đó xác định Việt Nam là một trong những đối tác trọng tâm của chính sách này. Việt Nam khuyến khích đầu tư từ Hàn Quốc, đẩy mạnh hợp tác toàn diện từ phát triển thương hiệu, sản xuất, thị trường trong chuỗi giá trị, phát huy và kết hợp thế mạnh của mỗi nước. Đặc biệt trong trong các lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, công nghiệp hỗ trợ, vật liệu mới - cơ khí chính xác, nông nghiệp- chế biến thực phẩm,công nghệ thông tin, năng lượng, phát triển hạ tầng, môi trường, đô thị thông minh, y tế, sinh học, dịch vụ chất lượng cao, tham gia cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, các dự án Start-up...

Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc mở rộng hợp tác nhằm thúc đẩy quan hệ song phương

Phát biểu tại Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Hiếu cho rằng, với quy mô hơn 300 đại biểu hai bên đã thể hiện sự quan tâm nghiêm túc và kỳ vọng lớn của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc về một tương lai rộng mở, thực chất, hiệu quả hơn nữa trong quan hệ hợp tác kinh tế song phương.

Tại Diễn đàn, Việt Nam đã chia sẻ về tầm nhìn và định hướng thu hút đầu tư nước ngoài trong thời gian tới, đặc biệt nhấn mạnh đến những lĩnh vực có rất nhiều dư địa hợp tác giữa hai nước mà Hàn Quốc có thể mạnh và Việt Nam có nhu cầu hợp tác như M&A doanh nghiệp nhà nước, năng lượng tái tạo, môi trường, phát triển cơ sở hạ tầng, tài chính - ngân hàng, nâng cao liên kết giữa doanh nghiệp Hàn Quốc và doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu... Diễn đàn sẽ góp phần chuyển tải những cơ hội còn ở dạng tiềm năng thành những dự án hợp tác hiệu quả trong tương lai, tận dụng hiệu quả các cơ hội của sự phục hồi kinh tế toàn cầu, của chính sách hướng Nam mới của Hàn Quốc và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Hiếu nhấn mạnh, Việt Nam luôn mở rộng cánh cửa, chào đón và sẵn sàng cùng chia sẻ những cơ hội hợp tác với Hàn Quốc trong các lĩnh vực về đầu tư, thương mại... Đây sẽ là con đường hợp tác hai chiều, có tính tương tác cao, công bằng, đem lại lợi ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp hai nước.

Diễn đàn đã diễn ra thành công, thực chất với sự tham dự và phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Mun Hi Sang cùng hơn 350 đại biểu, doanh nghiệp hai nước. Cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc rất quan tâm và ấn tượng với bài phát biểu chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân về tầm nhìn, định hướng hợp tác kinh tế giữa hai nước, cũng như phần nội dung trao đổi thắng thắn, cụ thể của Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban kinh tế Quốc hội, Bộ Công Thương tại phiên trao đổi chính sách về những lĩnh vực có rất nhiều dư địa hợp tác giữa hai nước mà Hàn Quốc có thể mạnh và Việt Nam có nhu cầu hợp tác...

Phiên kết nối doanh nghiệp trước Diễn đàn đã diễn ra sôi động, thực chất với sự tham dự của khoảng 200 Tập đoàn, doanh nghiệp Hàn Quốc và 50 doanh nghiệp Việt Nam. Doanh nghiệp hai bên đã có sự kết nối, trao đổi về cơ hội hợp tác trong 5 nhóm lĩnh vực: thương mại - dịch vụ; nông nghiệp - chế biến thực phẩm; công nghiệp chế tạo; xây dựng, hạ tầng; tài chính. Sự thành công của Diễn đàn được kỳ vọng sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác mới không chỉ trong lĩnh vực đầu tư, mà còn bao gồm các lĩnh vực thương mại, hợp tác kỹ thuật, giáo dục, du lịch, giao lưu Nhân dân... giữa hai nước góp phần nâng tầm quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Hàn Quốc lên tầm cao mới, thực chất hơn, hiệu quả hơn./.

Thúy Quyên Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trích nguồn: mpi.gov.vn