Học piano có khó không ? Học piano mất bao lâu ? Đây là một trong những thắc mắc của rất nhiều người khi có ý định học piano. Hiện nay, việc học piano ngày càng phổ biến để người chơi có thể giải trí mỗi ngày cũng như theo đuổi niềm đam mê của mình.
Học piano có khó không ? Học piano mất bao lâu ? Đây là một trong những thắc mắc của rất nhiều người khi có ý định học piano. Hiện nay, việc học piano ngày càng phổ biến để người chơi có thể giải trí mỗi ngày cũng như theo đuổi niềm đam mê của mình.
Đây là kiểu đệm hát rải các nốt chính của hợp âm trên những quãng rộng (thường là nốt đơn) để tạo ra âm thanh dày hơn. Với cách này, tay phải chơi hợp âm còn tay trái sẽ chơi nhịp điệu. Ví dụ hợp âm Đô trưởng: Do - Mi - Son, tay phải bạn sẽ chơi hợp âm (nốt đen) để giữ nhịp, trong khi đó tay trái sẽ rải thành Do - Sol - Mi và nhắc lại 2 nốt Sol - Mi cho tới hết ô nhịp.
Đây là cách đệm hát piano hòa âm không giai điệu được sử dụng phổ biến nhất, rèn luyện cho người chơi sự khéo léo và linh hoạt. Với cách đệm này, tùy vào sự phức tạp của bản nhạc mà người chơi sẽ kết hợp 3 kiểu sao cho hài hòa nhất. Ví dụ: Tay trái chơi rải các nốt chính trên quãng rộng, tay phải bấm hợp âm và thay đổi linh hoạt các kiểu đệm cho đến khi hết bản nhạc.
Kết hợp 3 kiểu đệm hát piano hòa âm không giai điệu
Hiện nay, có 2 phương học đệm hát piano được nhiều người lựa chọn đó là: học thuộc lòng và học bài bản qua trường âm nhạc.
Phương pháp học thuộc lòng là cách bạn xem và luyện tập theo những video hướng dẫn trên internet. Phương pháp này phù hợp với những bạn không có nhiều thời gian hoặc điều kiện kinh tế để tham gia một lớp học piano bài bản. Phương pháp này có điểm hạn chế là nếu không nắm vững kiến thức nhạc lý hoặc học theo video hướng dẫn sai thì bạn sẽ chơi sai kỹ thuật và lâu dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến khả năng chơi đàn.
Khi đăng ký khóa học bài bản tại trường âm nhạc uy tín thì chắc chắn bạn sẽ được đào tạo kiến thức nhạc lý từ cơ bản đến nâng cao, thực hành luyện đàn piano dưới sự hướng dẫn của thầy/cô và được nhận xét để rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Ngoài ra, bạn cũng sẽ được học tập cùng những người bạn có cùng đam mê, giúp đỡ nhau trong quá trình học tập và có thêm động lực học đệm hát piano.
Trường âm nhạc Yamaha cung cấp nhiều khóa học bài bản, uy tín dành cho mọi lứa tuổi
Mỗi phương pháp học sẽ có những ưu và nhược điểm riêng, nhưng dù bạn lựa chọn phương pháp nào thì yếu tố cần thiết là phải nắm vững những kiến thức nhạc lý cơ bản và duy trì thói quen thực hành mỗi ngày để nâng cao khả năng chơi đàn của mình.
Trên đây là 3 bước tự học đệm hát piano cho người mới bắt đầu mà bạn có thể tham khảo và áp dụng cho mình. Bên cạnh việc tự học, bạn cũng có thể đăng ký tham gia một khóa học đào tạo đệm hát piano cơ bản để được cung cấp những kiến thức cần thiết và thực hành dưới sự hướng dẫn của các giảng viên nhiều kinh nghiệm.
Trường âm nhạc Yamaha cung cấp khóa học đệm hát piano cho người mới bắt đầu từ cơ bản đến nâng cao phù hợp với mọi đối tượng. Khi đến với Yamaha, bạn sẽ được học tập trong môi trường hiện đại, cơ sở vật chất đầy đủ cùng với đội ngũ giảng viên tận tâm, có chuyên môn cao. Không chỉ mang lại một môi trường học tập tốt nhất, Yamaha còn mang đến mức học phí ưu đãi để tạo điều kiện học tập cho tất cả những ai đam mê với đàn piano nói riêng và các loại nhạc cụ nói chung.
Trước khi học đệm hát piano, bạn cần học luyện ngón thật thành thạo để rèn luyện sự linh hoạt cho các ngón tay. Trong thời gian đầu, bạn nên chọn những bài tập luyện ngón đơn giản, sau khi đã quen hãy chuyển sang những bài tập phức tạp hơn nhé.
Các bài tập luyện ngón giúp ngón tay mềm mại và linh hoạt hơn
Lưu ý trong quá trình luyện ngón, cần ngồi thẳng lưng, thả lỏng vai và cánh tay, các ngón tay khum tròn để đảm bảo luôn giữ tư thế đánh đàn đúng và không bị mỏi trong quá trình luyện tập. Quan trọng hơn hết, bạn cần duy trì thói quen luyện tập thường xuyên để giúp các ngón tay làm quen với phím đàn cũng như tần suất cử động trong một thời gian dài, tăng sự dẻo dai và linh hoạt cho các cơ.
Roland HP-702 là một phiên bản đàn Piano điện mới nhất của Roland sở hữu nhiều tính năng ưu việt. Đây là một trong những đàn Piano cho người mới bắt đầu được yêu thích. Chiếc đàn Piano Roland nổi bật với ưu điểm:
Thiết kế thanh lịch với những đường cong mượt mà.
Bộ sưu tập đa dạng gồm 384 số đa âm và 324 giọng.
Tích hợp công nghệ âm thanh SuperNATURAL Piano Modelling tái tạo âm thanh sống động.
Bàn phím PHA-4 Standard và bàn đạp Progressive Damper Action siêu nhạy, tốc độ phản hồi nhanh.
Sở hữu tai nghe 3D Ambience đem đến trải nghiệm chơi đàn chân thực.
Kết nối Smartphone và máy tính bảng qua cổng Bluetooth®.
Tích hợp thêm tính năng mở rộng như đếm nhịp, ghi âm.
Có thể nói, việc đầu tư một chiếc đàn Piano là điều nên làm để việc tự học Piano cho người mới bắt đầu trở nên thuận lợi ngay từ khi bắt đầu. Bởi chiếc đàn sẽ là “người bạn” đồng hành thân thiết cùng bạn chinh phục đam mê.
Để tìm mua đàn Piano chính hãng, chất lượng, bạn có thể tham khảo Nhạc cụ Tiến Đạt. Với 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân phối nhạc cụ, Tiến Đạt là đơn vị cung cấp nhạc cụ uy tín, chính hãng, luôn sẵn hàng với số lượng lớn. Với vị thế là đại lý cấp 1, đối tác chiến lược của các thương hiệu lớn: Yamaha, Kawai, Roland, Casio, Valote, Aroma,..., Nhạc cụ Tiến Đạt tự tin mang đến các nhạc cụ đẳng cấp với mức giá vô cùng phải chăng.
Tóm lại, học đàn Piano cho người mới bắt đầu có thể sẽ nhiều gian nan nhưng hy vọng bạn sẽ luôn vững tâm và kiên trì với niềm đam mê. Mong rằng những thông tin về cách đàn Piano cho người mới bắt đầu vừa chia sẻ trong bài sẽ giúp ích cho bạn. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc hoặc cần tham khảo mẫu đàn Piano chất lượng, bạn có thể liên hệ với Nhạc cụ Tiến Đạt qua hotline: 090.321.6609 (HN) | 0909.015.886 (TPHCM) để được hỗ trợ nhanh nhất!
Đệm hát hòa âm không giai điệu thường được sử dụng trong trường hợp người hát không chắc chắn về nhịp của bài hát hoặc đệm cho một loại nhạc cụ khác chơi giai điệu chính. Đây là cách đệm hát piano đơn giản, không đòi hỏi quá nhiều kỹ thuật nên rất phù hợp cho người mới bắt đầu. Đệm hát piano hòa âm không giai điệu có 4 cách cơ bản sau:
Với kiểu đệm hát này, người chơi sẽ bấm hợp âm cùng lúc ở cả 2 tay và chơi như đập nhịp.
Ví dụ với hợp âm Fa trưởng nhịp 4/4: Bạn sẽ dùng 2 tay để bấm hợp âm Fa - La - Do cùng lúc và đập nhịp nhanh bằng cách chơi theo từng nốt đen một. Đây có thể coi là kiểu đệm hát đơn giản nhất và thường được sử dụng trong trường hợp người hát nhịp không chắc chắn lắm.
Dùng cả 2 tay để bấm hợp âm cùng lúc
Ngoài ra, nếu bạn muốn âm thanh nghe đầy đặn hơn thì có thể thêm 1 nốt đơn vào giữa các nốt đen.
Ví dụ: Với hợp âm Đô trưởng thì tay phải sẽ đánh thêm nốt Sol (nốt đơn), tay trái vẫn bấm hợp âm (nốt đen).
Sở hữu một chiếc đàn Piano điện phù hợp sẽ giúp dễ dàng tập đàn Piano cho người mới bắt đầu. Tham khảo ngay 3 mẫu Piano điện thường được gợi ý cho người mới nhé:
Sau khi đã ghi nhớ kiến thức nền tảng, tiếp theo bạn nên thực hành các bài luyện ngón tay. Đây là điều mà học Piano cho người mới bắt đầu phải rèn luyện để cải thiện độ linh hoạt cũng như kiểm soát lực tay và vai.
Bài tập luyện ngón tay có khá nhiều nhưng có 3 bài cơ bản được nhiều người đánh giá là dễ luyện nhất gồm:
Mỗi nốt nhạc chỉ sử dụng 1 ngón tay - Tập trung vào ngũ cung: Bài tập này sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm soát lực nhấn của mỗi ngón tay. Đầu tiên, hãy đặt 5 ngón tay trên 5 phím đàn ứng với C, D, E, F, G rồi nhấn liên tục từng ngón tay để lắng nghe âm thanh. Nhớ kiểm soát lực nhấn 5 ngón tay tương đương nhau để cường độ âm thanh phát ra giống nhau. Lưu ý, khi thực hành, bạn nên sử dụng cơ bàn tay để điều chỉnh lực nhấn thay vì lực của toàn bộ vai và cánh tay.
Luyện tập đàn lên/xuống ngũ cung: Sau khi thành thạo bài tập 1, bạn hãy nâng cao độ khó bằng việc sử dụng cả 2 tay để chơi một âm giai ngũ cung. Di chuyển lên, xuống giữa ngón thấp nhất và ngón cao nhất. Hãy thực hành liên tục bài tập này đến khi không cần nhìn vào đàn mà bạn vẫn có thể chơi đúng bằng 2 tay. Lưu ý, cố gắng thả lòng cổ tay và các ngón tay để tránh việc bị mỏi khi chơi đàn trong thời gian dài.
Luyện tập quãng 3 giữa mỗi nốt: Hát một âm giai ngũ cung từ Đô đến Sol, cùng lúc đó chơi một quãng ba (bỏ các nốt ở giữa). Tiếp đó, luyện các ngón tay để chơi nhuần nhuyễn từng nốt liên kết với nhau. Lưu ý, lúc đầu hãy làm chậm, sau đó gia tăng tốc độ khi đã thực sự hiểu rõ về nó.