Chuyển đổi số không chỉ là việc áp dụng công nghệ, mà còn là quá trình thay đổi cách thức làm việc, tư duy và văn hóa tổ chức. Đây là một xu hướng không thể phủ nhận trong hầu hết các lĩnh vực kinh doanh hiện nay. Hãy cùng FPT IS tìm hiểu sâu hơn về định nghĩa về chuyển đổi số và những ảnh hưởng to lớn mà nó mang lại cho xã hội và doanh nghiệp trong thời đại công nghệ số.
Chuyển đổi số không chỉ là việc áp dụng công nghệ, mà còn là quá trình thay đổi cách thức làm việc, tư duy và văn hóa tổ chức. Đây là một xu hướng không thể phủ nhận trong hầu hết các lĩnh vực kinh doanh hiện nay. Hãy cùng FPT IS tìm hiểu sâu hơn về định nghĩa về chuyển đổi số và những ảnh hưởng to lớn mà nó mang lại cho xã hội và doanh nghiệp trong thời đại công nghệ số.
Theo Gartner, có đến hơn 91% doanh nghiệp tham gia các sáng kiến kỹ thuật số, trong đó có 87% lãnh đạo doanh nghiệp cấp cao cho rằng số hóa là ưu tiên hàng đầu. Trong 100 công ty tham gia làm khảo sát thì có 89 công ty đã áp dụng chiến lược kinh doanh bằng hình thức triển khai công nghệ số.
Dự báo đến năm 2025, cứ bốn giám đốc điều hành doanh nghiệp thì có ba người sẽ thích ứng với thị trường số hóa và ngành mới bằng cách sử dụng nền tảng kỹ thuật số.
Theo báo cáo của Cisco & IDC về chỉ số tăng trưởng số hóa của doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại châu Á – Thái Bình Dương, 97% trong tổng số doanh nghiệp đặc biệt ưu tiên các chiến lược kinh doanh của mình liên quan đến chuyển đối số.
Tại Việt Nam đại đa số đều là các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chưa nhận thức được trọn vẹn và đúng đắn về vai trò của chuyển đổi số trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Bởi theo số liệu thống kê của Cục Thống kê, chỉ mới có 31% các doanh nghiệp chuyển đổi số ở giai đoạn, 53% đang quan sát và chỉ có 3% đã hoàn thiện cơ bản quá trình này.
Nguyên nhân chính đến từ việc nhân lực số hóa không đạt yêu cầu (17%), thiếu nền tảng công nghệ chuẩn, phù hợp (16,7%), thiếu tư duy kỹ thuật số hoặc các thách thức về văn hóa kỹ thuật số trong doanh nghiệp (15,7%),…
Chính vì lẽ đó, doanh nghiệp Việt Nam đón đầu xu hướng chuyển đổi số sẽ nâng cao lợi thế cạnh tranh, tạo tiền đề cho chiến lược phát triển thương hiệu và mở rộng quy mô doanh nghiệp sau này.
FPT IS là đơn vị thành viên của Tập đoàn FPT. Thành lập từ 1994, FPT IS là nhà phát triển ý tưởng chuyển đổi số, sản phẩm chuyển đổi số, giải pháp, tích hợp hệ thống, cung cấp dịch vụ CNTT hàng đầu Việt Nam và khu vực.
Năng lực và uy tín của FPT IS trải rộng trong nhiều lĩnh vực bao gồm: Chính phủ, Viễn thông, Ngân hàng – Tài chính, Y tế, Giáo dục, Giao thông vận tải, Tài chính công, Năng lượng và Doanh nghiệp với hệ sinh thái hơn 3000 khách hàng và 20 đối tác công nghệ toàn cầu.
FPT IS được biết tới với thông qua hàng trăm các hệ thống xương sống của nền kinh tế Việt Nam, có ảnh hưởng tới hàng triệu người như: Hệ thống chính phủ số cho 25 tỉnh thành, Sàn giao dịch chứng khoán HOSE, Trung tâm điều hành kiểm soát dịch Covid-19, phục hồi kinh tế và dịch vụ hành chính công quận 7; Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị TP Hồ Chí Minh,…
Các giải pháp công nghệ của FPT đều được đúc kết dựa trên phương pháp luận FPT Digital Kaizen, có thể triển khai cho doanh nghiệp tại mọi quy mô, bằng cách đi tìm điểm nhức nhối nhất trong tổ chức, đưa ra sáng kiến – tìm giải pháp và triển khai ngay ở quy mô nhỏ, khi có kết quả thì nhân rộng nhanh chóng và tiếp tục mở rộng tháo gỡ các nút thắt khác.
Với kinh nghiệm 30 năm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, thấu hiểu bài toán doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực: ngân hàng – tài chính – bảo hiểm, y tế, sản xuất, bán lẻ, bất động sản,…
FPT IS sẵn sàng song hành cùng tổ chức tư vấn, triển khai các chiến lược chuyển đổi số phù hợp, nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh, tạo ra các giá trị mới thông qua ứng dụng chuyển đổi số, xây dựng văn hoá và nguồn lực Chuyển đổi số.
Chuyển đổi số không chỉ đơn giản là áp dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh, mà là một quá trình thay đổi toàn diện về văn hóa, quy trình, con người và cách thức hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, việc xây dựng một quy trình chuyển đổi số hiệu quả là vô cùng quan trọng.
Bước 1: Xác định mục tiêu và tầm nhìn: Xác định rõ ràng mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt được thông qua chuyển đổi số. Tầm nhìn cần bao quát và mang tính chiến lược, đồng thời phù hợp với mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Bước 2: Đánh giá hiện trạng: Phân tích tình trạng hoạt động hiện tại của doanh nghiệp, bao gồm các quy trình, con người, công nghệ và dữ liệu. Xác định những điểm yếu, hạn chế cần cải thiện và những cơ hội tiềm năng để áp dụng công nghệ.
Bước 3: Lập kế hoạch và chiến lược: Lập kế hoạch chi tiết cho quá trình chuyển đổi số, bao gồm các giai đoạn thực hiện, nguồn lực cần thiết, ngân sách và dự kiến thời gian. Xác định các công nghệ phù hợp với nhu cầu và mục tiêu của doanh nghiệp.
Bước 4: Triển khai và vận hành: Triển khai các giải pháp công nghệ đã được lựa chọn theo kế hoạch. Đào tạo nhân viên về cách sử dụng các công nghệ mới. Theo dõi và đánh giá hiệu quả hoạt động sau khi triển khai.
Bước 5: Đánh giá và đo lường: Đánh giá quá trình chuyển đổi số dựa trên các chỉ tiêu đã được xác định. Liên tục cải tiến quy trình và công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động.
Bước 6: Báo cáo kết quả: Thực hiện báo cáo kết quả chuyển đổi số chi tiết, xác định rủi ro và đề xuất giải pháp cải tiến, khắc phục rủi ro.
Chuyển đổi số là một quá trình liên tục và không có điểm kết thúc. Tuy nhiên, ta có thể chia nó thành 3 giai đoạn chính:
Giai đoạn 1: Số hóa thông tin – Digitization: Là việc chuyển đổi dữ liệu từ dạng vật lý (analog) sang dạng kỹ thuật số (digital).
Giai đoạn 2: Số Hoá Quy Trình – Digitalization: Là việc áp dụng công nghệ để tự động hóa quy trình hiện tại.
Giai đoạn 3: Số Hoá Toàn Diện hay còn gọi là Chuyển đổi số – Digital Transformation: Ở mức này, doanh nghiệp có thể thay đổi được mô hình kinh doanh.
Mỗi giai đoạn của chuyển đổi số đều có những thách thức riêng. Do đó, các tổ chức/doanh nghiệp cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi bắt đầu thực hiện.
Xem thêm: Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là gì? Lợi ích & các bước triển khai
Hãy cùng FPT IS điểm qua 10 công nghệ tốt nhất có thể giúp các tổ chức/doanh nghiệp tăng tốc chuyển đổi số.
Thiết bị di động: Sử dụng điện thoại thông minh và máy tính bảng để truy cập internet và sử dụng các ứng dụng.
Internet vạn vật (IoT): Kết nối các thiết bị vật lý với internet để thu thập dữ liệu và điều khiển từ xa.
Robot: Được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành để hỗ trợ con người làm việc.
Trí tuệ nhân tạo và học máy: Sử dụng máy móc để mô phỏng trí thông minh của con người, giúp tự động hóa các tác vụ và đưa ra dự đoán chính xác.
Thực tế ảo tăng cường (AR): Bổ sung thông tin ảo vào môi trường thực tế, giúp hỗ trợ công việc và giải trí.
Phân tích dữ liệu lớn (Big Data) và thời gian thực: Thu thập, phân tích và xử lý lượng dữ liệu khổng lồ để đưa ra quyết định sáng suốt hơn.
Blockchain: Lưu trữ dữ liệu an toàn và minh bạch, giúp tăng cường sự tin tưởng và bảo mật.
Tích hợp API: Tự động hóa các quy trình thủ công, tiết kiệm thời gian và chi phí.
Tự động hóa quy trình bằng robot (RPA): Công nghệ sử dụng phần mềm chuyển đổi số để tự động hóa các tác vụ lặp đi lặp lại trên máy tính.
Công nghệ điện toán đám mây: Cho phép lưu trữ dữ liệu và truy cập ứng dụng từ xa thông qua internet.
Chuyển đổi số doanh nghiệp được phân thành các mức độ cụ thể sau:
Mức 0 – Chưa chuyển đổi số: Doanh nghiệp hầu như không có hoặc có rất ít hoạt động chuyển đổi số.
Mức 1 – Khởi động: Doanh nghiệp bắt đầu thực hiện một số hoạt động chuyển đổi số.
Mức 2 – Bắt đầu: Doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số và bắt đầu triển khai các hoạt động trong từng trụ cột, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và cải thiện trải nghiệm khách hàng.
Mức 3 – Hình thành: Chuyển đổi số đã được triển khai toàn diện theo các trụ cột, mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp và khách hàng. Doanh nghiệp bắt đầu trở thành doanh nghiệp số.
Mức 4 – Nâng cao: Chuyển đổi số được nâng cao, tối ưu hóa hoạt động kinh doanh và trải nghiệm khách hàng thông qua nền tảng số, công nghệ số, và dữ liệu số. Doanh nghiệp trở thành doanh nghiệp số với một số mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng và dữ liệu số.
Mức 5 – Dẫn dắt: Doanh nghiệp đạt mức chuyển đổi số gần như hoàn thiện, trở thành doanh nghiệp số với hầu hết các mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng và dữ liệu số. Doanh nghiệp có khả năng dẫn dắt quá trình chuyển đổi số, tạo lập hệ sinh thái doanh nghiệp số vệ tinh.