Phát triển bởi Hemera Media
Phát triển bởi Hemera Media
Sự suy giảm tăng trưởng dự kiến ở các nền kinh tế phát triển sẽ rất lớn, đi từ mức tăng trưởng 2,6% vào năm 2022 xuống còn 1,5% vào năm 2023 và tiếp tục giảm xuống 1,4% vào năm 2024. Sự suy giảm này chủ yếu là do các biện pháp siết chặt chính sách tiền tệ lẫn tài khóa nhằm kiểm soát lạm phát, cùng các tác động từ cuộc chiến ở Ukraine.
Khu vực đồng tiền Euro có sự suy giảm rõ rệt hơn, với tốc độ tăng trưởng giảm từ 3,3% năm 2022 xuống chỉ còn 0,7% năm 2023, do tác động từ cuộc chiến ở Ukraine. Hoạt động kinh tế ở Liên minh châu Âu (EU) đã rất chậm trong nửa đầu năm 2023, GDP thực tế của EU đã tăng 0,2% trong quý thứ nhất và vẫn giữ nguyên trong quý thứ hai. Trong khu vực đồng tiền Euro, tăng trưởng trong cả hai quý chỉ đạt 0,1% (theo Gentiloni, Ủy viên Ủy ban châu Âu).
Sự trì trệ của tiêu dùng cá nhân cho thấy giá tiêu dùng cao đối với hầu hết hàng hóa và dịch vụ đã gây ảnh hưởng nặng hơn so với dự kiến, mặc dù giá năng lượng giảm và việc mở rộng tiếp tục của việc làm và tăng lương. Ngoài ra, việc chậm rãi cung cấp tín dụng ngân hàng cho thấy chính sách tiền tệ đang góp phần làm giảm tốc độ tăng trưởng nền kinh tế toàn cầu.
Tính đến hết quý 1/2023, nợ công tại khu vực Eurozone đã giảm 2,3% so với quý 2/2023, từ 86% xuống còn 83,7%. Đây có thể coi là một bước tiến chung của khu vực sau hơn một năm cố gắng giảm thiểu tác động tiêu cực từ cuộc chiến tại Ukraine.
Nhờ sự giảm mạnh nhanh chóng của giá năng lượng, thực phẩm và hàng công nghiệp, tỷ lệ lạm phát toàn khu vực đồng Euro đã giảm xuống còn 5,3% vào tháng 7/2023, bằng một nửa so với mức đỉnh ghi nhận vào tháng 10/2022 và vẫn duy trì ổn định trong các tháng cuối năm. Dự kiến lạm phát sẽ tiếp tục giảm mạnh, đạt trung bình 5,6% vào năm 2023 và giảm xuống còn 2,9% vào năm 2024 ở khu vực đồng Euro. Trong Liên minh châu Âu, lạm phát có thể sẽ giảm xuống 6,5% năm 2023 và 3,2% năm 2024.
Ở Đức, GDP trong nửa đầu năm 2023 đã yếu đáng kể hơn so với những dự kiến trước đây. Sự suy giảm về mức lương thực tế đã gây áp lực lên tiêu dùng tại Đức, trong khi nhu cầu thế giới giảm đã dẫn đến sự suy giảm xuất khẩu hàng hóa. Nền kinh tế Đức dự kiến sẽ giảm 0,5% năm 2023, một sự đảo ngược mạnh so với mức tăng trưởng dự kiến 0,2% hồi đầu năm. Trong năm 2024, GDP thực tế của Đức dự kiến sẽ phục hồi với tốc độ tăng trưởng là 1%, chủ yếu nhờ sự phục hồi về tiêu dùng.
Ở Pháp, hoạt động kinh tế đã phục hồi mạnh mẽ trong quý II/2023, chủ yếu nhờ xuất khẩu ròng. Tuy nhiên, nhu cầu nội địa hồi phục vẫn rất chậm. Dự kiến tăng trưởng kinh tế của Pháp có thể đạt 1,0% vào năm 2023 và 1,2% vào năm 2024. Đây là mức tăng so với dự báo đầu năm của Ủy ban châu Âu rằng nước này có thể về tăng trưởng 0,7% vào năm 2023 và 1,4% vào năm 2024...
Các nền kinh tế phát triển tiên tiến khác như Nhật Bản và Anh cũng sẽ trải qua sự suy giảm tốc độ tăng trưởng chậm hơn
Các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển có thể chứng kiến mức suy giảm tăng trưởng tương đối thấp, từ 4,1% năm 2022 sẽ xuống còn 4,0% vào cả hai năm 2023 và 2024. Tuy nhiên, có sự chênh lệch lớn ở các khu vực, tốc độ tăng trưởng của khu vực các nước mới nổi tại châu Á sẽ tăng từ 4,5% năm 2022 lên 5,2% năm 2023 trước khi giảm xuống và còn 4,8% vào năm 2024, chủ yếu nhờ vào sức tăng trưởng từ Ấn Độ.
Các nước mới nổi tại châu Âu dự kiến sẽ thấy tốc độ tăng trưởng tăng từ 0,8% năm 2022 lên 2,4% năm 2023 và 2,2% năm 2024, nhờ vào nhu cầu tiêu dùng nội địa tăng trưởng mạnh mẽ ở một số nước.
Trung Đông và Trung Á sẽ thấy một sự suy giảm đột ngột tốc độ tăng trưởng từ 5,6% năm 2022 xuống còn 2,0% năm 2023 trước khi tăng lên 3,4% năm 2024, chủ yếu do giá dầu yếu giảm gây tác động tiêu cực đối với một số quốc gia.
Italy vượt qua Canada với độ chênh lệch nhỏ, đạt được GDP 2,2 nghìn tỷ USD. Máy móc, hóa chất, ô tô, hàng không, điện tử, quần áo, thực phẩm... là những mặt hàng chủ đạo của đất nước hình chiếc ủng. Italy có ngành công nghiệp tương đối phát triển: Gần 1/4 tổng GDP cả nước đến từ ngành này.
Chỉ với 2,1% dân số làm việc trong khu vực chính và 17,9% trong khu vực cấp hai (bao gồm cả công nghiệp), nền kinh tế Pháp chủ yếu dựa vào các dịch vụ: 80,1% số người làm việc trong lĩnh vực này. GDP của Pháp đạt 3,34 nghìn tỷ USD. Ưu đãi thuế thuận lợi dành cho nghiên cứu và phát triển cũng cho phép nước này vươn lên vị trí thứ tư trên thế giới về số lượng bằng sáng chế được cấp trong năm 2013.
Với GDP đạt 3,3 nghìn tỷ USD, Anh đứng thứ sáu trong bảng xếp hạng. Nền kinh tế của Anh chủ yếu là kết quả của sự giàu có được tạo ra bởi khu vực cấp ba, chiếm khoảng 73% GDP của cả nước. Trung tâm tài chính London là một trong những trung tâm quan trọng nhất trên thế giới, do đó tầm quan trọng của dịch vụ tài chính và lĩnh vực bảo hiểm trong nền kinh tế Anh đặc biệt cao. Sau ngành thực phẩm, các ngành đóng góp nhiều nhất vào GDP của Anh là vận tải, công nghiệp thép, công nghiệp nhựa, công nghiệp thiết bị và ngành dược phẩm.
Với GDP 3,7 nghìn tỷ USD, Ấn Độ vượt qua Anh để giành vị trí thứ năm trong bảng xếp hạng. Trong khi một nửa dân số làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp thì chỉ có 16% GDP đến từ lĩnh vực này. Trong khi đó, dịch vụ chiếm 62% tổng GDP và dân số hoạt động theo lĩnh vực vào khoảng 31%.
Nhật Bản đứng thứ tư trong bảng xếp hạng này xét về giá trị GDP, đạt 4,2 nghìn tỷ USD. Dù có kết quả xuất sắc nhưng Nhật Bản đang mất dần vị trí trên bảng xếp hạng. Từ năm 1968 đến năm 2010, Nhật Bản luôn đứng thứ hai, trước cả Trung Quốc. Năm 2012, GDP của Nhật Bản là 5,9 nghìn tỷ USD, nhiều hơn 1,7 nghìn tỷ USD so với hiện nay.
Đức đứng thứ ba trong số các quốc gia có GDP cao nhất, với 4,4 nghìn tỷ USD. Đây cũng là nền kinh tế hàng đầu ở Liên minh châu Âu (EU), trước Pháp và Italy, nhưng cũng là nền kinh tế hàng đầu ở châu Âu, vượt qua Anh. Ngày nay, Đức là nước xuất khẩu hàng hóa lớn thứ ba trên thế giới, sau Mỹ và Trung Quốc.
Với GDP 17,7 nghìn tỷ USD, Trung Quốc vượt xa Đức, gấp gần 4 lần. Quốc gia này sản xuất các mặt hàng chiếm ưu thế như dệt may, dầu mỏ, xi măng, phân bón, sản phẩm tiêu dùng, thiết bị vận tải, thiết bị viễn thông, bệ phóng không gian và vệ tinh. Trung Quốc cũng sản xuất sắt, thép, nhôm và các kim loại khác. Ngoại thương của nước này chủ yếu tập trung vào các nước châu Á, chiếm 2,2 nghìn tỷ USD.
Với GDP 27 nghìn tỷ USD, chiếm 1/4 GDP toàn cầu, Mỹ vượt trội hoàn toàn so với tất cả quốc gia. Điều này dựa trên sự đổi mới mạnh mẽ, xuất khẩu nhiều tài nguyên thiên nhiên và sản phẩm văn hóa. Mỹ cũng có những ngành chủ đạo như công nghệ cao, công nghiệp ô tô, hàng không, viễn thông, điện tử, công nghiệp nông sản, thực phẩm, dầu mỏ cùng nhiều ngành khác.
Tuy nhiên, trong những năm tới, Trung Quốc có thể vượt trước Mỹ. Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh dự đoán, GDP của Trung Quốc sẽ vượt Mỹ vào năm 2037 và đưa nước này trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.
Tính đến tháng 10/2023, đa số các tổ chức quốc tế đều dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 sẽ tăng nhẹ so với các kỳ dự báo trước đó, nhưng vẫn thấp hơn tương đối so với tốc độ tăng trưởng năm 2022.
Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ từ 3,5% vào năm 2022 giảm xuống còn 3,0% vào năm 2023 và tiếp tục giảm xuống còn 2,9% vào năm 2024, thấp hơn đáng kể so với mức trung bình lịch sử là 3,8% từ năm 2000 đến 2019 (IMF 2023). Ủy ban châu Âu cũng dự báo mức tăng trưởng tương đương về kinh tế toàn cầu năm 2023, đạt 3,2%, điều chỉnh tăng 0,1 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 5/2023.
Ngân hàng Thế giới (WB) bi quan hơn khi giảm mức dự báo tăng trưởng xuống còn 2,1% trong năm 2023 (mặc dù hồi đầu năm, tổ chức này dự báo mức tăng chỉ đạt 1,7%); Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) nhận định kinh tế toàn cầu năm 2023 tăng trưởng 3%, trước khi giảm còn 2,7% vào năm 2024.