Ảnh Xuất Nhập Khẩu

Ảnh Xuất Nhập Khẩu

Dựa vào cán cân xuất nhập khẩu mà ta có thể biết trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia như thế nào. Đồng thời, nó cũng là một công cụ đánh giá vĩ mô để các nhà quản trị có chiến lược đối nội, đối ngoại đúng đắn. Vậy chính xác thì cán cân xuất nhập khẩu là gì, tính toán như thế nào? Cùng TOPI tìm hiểu ngay nhé!

Dựa vào cán cân xuất nhập khẩu mà ta có thể biết trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia như thế nào. Đồng thời, nó cũng là một công cụ đánh giá vĩ mô để các nhà quản trị có chiến lược đối nội, đối ngoại đúng đắn. Vậy chính xác thì cán cân xuất nhập khẩu là gì, tính toán như thế nào? Cùng TOPI tìm hiểu ngay nhé!

II. Vai trò của cán cân xuất nhập khẩu

Vai trò của cán cân xuất khẩu đổi với nền kinh tế

Đối với hoạt động xuất khẩu, cán cân xuất nhập khẩu là yếu tố để kích thích sự tăng trưởng của nền kinh tế, cải thiện, nâng cao đời sống của người dân và tăng tiêu dùng trong nước. Xuất khẩu hàng hóa sẽ giúp nền kinh tế thu về một nguồn lợi nhuận lớn, phục vụ cho đầu tư và nhập khẩu các mặt hàng cần thiết khác.

Xuất khẩu tăng cũng là bàn đạp cho các ngành, lĩnh vực khác phát triển, từ đó giúp thay đổi cơ cấu nền kinh tế.

Đối với hoạt động nhập khẩu, cán cân xuất nhập khẩu sẽ thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá diễn ra nhanh hơn, cung cấp thêm nguyên nhiên liệu, sản phẩm, hàng hoá còn thiếu cho người tiêu dùng nội địa, đáp ứng đủ các nhu cầu cần có trong cuộc sống. Bên cạnh đó, nhập khẩu giúp quốc gia phát huy được thế mạnh ngành nghề, làm thông suốt nền kinh tế, đồng thời, phá bỏ thế độc quyền sản phẩm hàng hoá, loại bỏ nền kinh tế đóng.

III. Cơ cấu của cán cân xuất nhập khẩu

Cơ cấu của cán cân xuất nhập khẩu là tổng thể giá trị hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu và nhập khẩu hợp thành tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của vùng lãnh thổ, quốc gia, mối liên hệ giữa các giá trị hàng hoá dịch vụ xuất nhập khẩu này phát triển mạnh mẽ hay bất ổn sẽ phụ thuộc theo điều kiện kinh tế xã hội trong một thời kỳ nhất định.

Cơ cấu của cán cân xuất nhập khẩu sẽ thể hiện kết quả của quá trình  lao động, sáng tạo tạo ra các giá trị vật chất và dịch vụ của nền kinh tế một cách chân thực nhất. Đồng thời, phản ánh trình độ lao động và các đối tượng tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế.

Cơ cấu của cán cân xuất nhập khẩu sẽ thay đổi dựa trên sự phát triển của chính quốc gia đó.

Đặc điểm của cơ cấu xuất nhập khẩu là:

- Được thể hiện qua số lượng và chất lượng;

- Có mục tiêu, có hướng dịch chuyển;

- Phải đảm bảo được tính hiệu quả cho nền kinh tế mỗi quốc gia;

- Có tính lịch sử, bắt đầu tư một nền tảng cơ cấu nào đó, rồi kế thừa và phát triển lên;

- Quá trình phát triển từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến ngày càng hoàn thiện hơn.

IV. Những yếu tố ảnh hưởng tới cán cân xuất nhập khẩu

Những yếu tố ảnh hưởng chính tới cấn cân xuất khẩu

Ba yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cán cân xuất nhập khẩu gồm: xuất khẩu, nhập khẩu và tỷ giá hối đoái. Một trong ba yếu tố trên thay đổi sẽ khiến cán cân xuất nhập khẩu của quốc gia biến động theo. Cụ thể như sau:

+ Xuất khẩu được hiểu là hoạt động đưa hàng hoá ra khỏi biên giới quốc gia này đến một quốc gia khác thông qua các cửa khẩu, cảng biển… Nhu cầu hàng hoá của con người luôn thay đổi, biến động tuỳ thuộc vào mức thu nhập, điều kiện đời sống xã hội… khiến cho hoạt động xuất khẩu hàng hoá thay đổi theo. Trong khi đó, xuất khẩu là một trong những yếu tố chính để tính được cán cân xuất nhập khẩu, cho nên hoạt động xuất nhập khẩu biến đổi thì cũng ảnh hưởng đến cán cân xuất nhập khẩu.

+ Nhập khẩu cũng tương tự như xuất khẩu, nếu xuất là đưa hàng hoá ra khỏi biên giới quốc gia thì nhập khẩu sẽ là đưa hàng hoá của quốc gia khác vào đất nước của mình, dựa trên nguyên tắc trao đổi ngang giá, lấy tiền tệ làm thước đo.

Nhập khẩu các mặt hàng trong nước chưa có hoặc hiếm khiến cán cân xuất nhập khẩu thay đổi. GDP đầu người tăng, đời sống nâng cao, người dân có xu hướng sử dụng nhiều hàng nhập khẩu hơn, vì vậy nhu cầu nhập khẩu cũng tăng lên.

Tình hình nhập khẩu cũng sẽ tăng theo chiều hướng thay đổi của giá cả hàng hoá xuất khẩu, nếu giá hàng nội địa tăng, nhưng giá hàng ngoại nhập không tăng hoặc biến động nhẹ thì nhập khẩu sẽ được khuyến khích để điều chỉnh giá hàng trong nước. Từ đây, cán cân xuất nhập khẩu sẽ tăng hoặc giảm theo.

+ Tỷ giá hối đoái là tỷ giá dùng để trao đổi giữa hai đồng tiền. Khi giá trị đồng nội tệ tăng, nhập khẩu tăng để người dân trong nước mua được hàng hoá với mức rẻ hơn, trong khi giá cả hàng hoá xuất khẩu trở nên đắt đỏ khó cạnh tranh được với các quốc gia khác. Điều này khiến giá trị xuất khẩu ròng sẽ giảm, từ đó ảnh hưởng đến cán cân xuất nhập khẩu.

Ngoài ra thì các chính sách thương mại và lạm phát cũng có ảnh hưởng nhất định đến cán cân xuất nhập khẩu. Trong đó, các chính sách thương mại của Chính phủ nhằm trợ giá hoặc hạn chế một số mặt hàng, làm ảnh hưởng đến giá cả hàng hoá đó khi xuất khẩu, làm ảnh hưởng đến cán cân xuất nhập khẩu.

Các quốc gia thường có biện pháp kiểm soát việc xuất nhập khẩu thông qua việc đặt ra thuế xuất, nhập khẩu. Nếu như thuế suất nhập khẩu của một mặt hàng khá cao thì mặt hàng đó sẽ nhập khẩu ít hơn và giá thành cao. Điều này có thể khiến thâm hụt cán cân thương mại và vô hình chung tạo ra rào cản với hoạt động giao thương quốc tế. Vì thế sẽ ảnh hưởng đến tình hình xuất nhập khẩu và cán cân xuất nhập khẩu.

Lạm phát có tác động đến giá cả của các sản phẩm xuất khẩu, lạm phát tăng cao khiến sản phẩm nội địa trở nên đắt đỏ và giá cả hàng xuất khẩu cũng cao hơn. Vì vậy, rất khó cạnh tranh với thị trường quốc tế và khiến tình hình xuất khẩu trở nên khó khăn hơn, vì thế, cán cân xuất nhập khẩu cũng sẽ thay đổi.

V. Công thức tính cán cân xuất nhập khẩu nhanh chóng

Cán cân xuất nhập khẩu = Tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu - Tổng giá trị hàng hoá nhập khẩu

Nếu giá trị cán cân xuất nhập khẩu > 0 thì thặng dư xảy ra, hay còn gọi là cán cân thặng dư.

Nếu giá trị cán cân xuất nhập khẩu < 0 thì thâm hụt xảy ra, hay cán cân thâm hụt.

Nếu giá trị cán cân xuất nhập khẩu = 0 thì nó đang ở mức cân bằng.

VI. Tình hình cán cân xuất nhập khẩu tại thị trường Việt Nam hiện nay

Tình hình cấn cân xuất khẩu của Việt Nam trong các năm gần đây

Theo Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá trong 8 tháng 2023 đạt 436.44 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 228.18 tỷ USD (giảm 8% svck năm ngoái), nhập khẩu đạt 208.27 tỷ USD (giảm 15.9% svck năm ngoái).

Cán cân xuất nhập khẩu đạt giá trị là 19.91 tỷ USD, như vậy cán cân thặng dư và xuất siêu.

Khu vực kinh tế trong nước đạt 60.47 tỷ USD, chiếm 26.5% tổng kim ngạch xuất khẩu, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 167.7 tỷ USD, chiếm 10.3 tổng kim ngạch xuất khẩu.

Về phía nhập khẩu hàng hoá, tính chung 8 tháng năm 2023, khu vực kinh tế trong nước đạt 74.15 tỷ USD, và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài kim ngạch nhập khẩu là 134.12 tỷ USD.

Chính phủ đang tích cực đồng bộ với nhiều bộ ngành nhằm tháo dỡ khó khăn để hỗ trợ sản xuất trong nước, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu hơn nữa. Khó khăn chung của thị trường thế giới là từ đầu năm đến nay tình hình kinh tế không nhiều thuận lợi, tại nhiều nước chi tiêu cắt giảm, thu hẹp khiến tình hình xuất khẩu hàng hoá cũng gặp nhiều trắc trở.

Những mặt hàng xuất khẩu mạnh của Việt Nam gồm: cao su, phương tiện vận tải phụ tùng, điện tử linh kiện điện tử, máy tính, clanke xi măng, xơ, sợi dệt, đồ hàng may mặc, nhiên liệu khoáng sản dầu thô, nông thuỷ hải sản…

Nhiều năm liền cán cân xuất nhập khẩu của Việt Nam liên tục thặng dư, tức là xuất siêu. Giai đoạn từ 2010 - 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng. Tổng kim ngạch xuất khẩu đã tăng từ 72.74 tỷ USD vào năm 2010 lên 371.85 tỷ USD vào năm 2022, như vậy là trong 12 năm thì con số đã tăng lên gấp hơn 5 lần.

Xét về tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trong 12 năm trở lại đây thì trung bình đạt khoảng 16.2%/năm. Giai đoạn từ 2012 - 2015, tăng trưởng xuất khẩu giảm sút là do sản xuất công nghiệp gặp khó khăn từ cuộc khủng hoảng tài chính và nợ công tại Châu  u, nên nhu cầu nhập khẩu của họ giảm, dẫn đến xuất khẩu của nước ta giảm theo.

Trong hai năm 2016 - 2017, nhờ thị trường bình ổn trở lại nên xuất khẩu cũng tăng trưởng theo, đi cùng với đó Việt Nam cũng thúc đẩy xúc tiến tiêu thụ hàng hoá và có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp xuất khẩu đi nước ngoài.

Giai đoạn khó khăn nhất là 2019 - 2021, cán cân xuất nhập khẩu ảnh hưởng rất lớn từ đại dịch Covid-19, tăng trưởng xuất khẩu giảm đi rất nhiều. Bắt đầu từ sau chống dịch, năm 2022, nhu cầu tiêu dùng tăng trở lại, khiến kim ngạch xuất khẩu cũng gia tăng. Tính chung cả năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 732.5 tỷ USD, tăng 9.5% so với năm 2021, là một con số kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây.

Xuất siêu sẽ giúp thặng dư thương mại cao, để Việt Nam có nguồn lực dự trữ ngoại hối lớn, góp phần ổn định tỷ giá, cũng như thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài trong tương lai. Đay là tín hiệu tốt cho các doanh nghiệp đang có hoạt động xuất khẩu.

Như vậy, TOPI vừa cung cấp cho bạn những thông tin về cán cân xuất nhập khẩu là gì, những yếu tố ảnh hưởng cũng như công thức tính như thế nào. Để rõ hơn về những dữ liệu giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu, bạn có thể truy cập vào trang thông tin của Tổng cục Thống kê để biết chi tiết hơn.